Phạm Đình Tam, Lại Thanh Hải, Đặng Quang Hưng, Trần Đức mạnh
Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Cho đến nay, vấn đề lựa chọn tập đoàn cây trồng phục vụ trồng rừng vẫn là một trong những đòi hỏi cấp bách của các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là những loài cây có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Bài báo đã nêu lên một số kết quả như sau:
– Dạng lập địa trong mỗi vùng kinh tế lâm nghiệp là khá phức tạp, biến động từ 14 cho đến 144 tiểu vùng.
– Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất lâm nghiệp hiện nay còn quá phức tạp, nhiều đầu mối, do có sự chồng chéo giữa quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý Nhà nước, giữa cấp Trung ương và địa phương dẫn đến thiếu sự thống nhất trong quy hoạch, trong lựa chọn loài cây và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác.
– Phân bố diện tích: Tổng diện tích rừng trồng trên toàn quốc hiện nay khoảng 1,5 triệu ha, trong đó rừng sản xuất (872.275 ha) chiếm 59,28%còn lai là rừng phòng hộ và đặc dụng.
Phân bố diện tích rừng trồng theo loài cây chủ yếu: Nhóm Thông, Keo, Bạch đàn, Bồ đề chiếm tỷ lệ 58,31%, còn lại là các loài cây khác.
– Năng suất rừng trồng nhìn chung còn thấp, chỉ đạt mức quảng canh ở tuổi thành thục công nghệ. Chỉ có loài Keo, đặc biệt là Keo lai trồng ở một số tỉnh là đạt tiêu chuẩn thâm canh.
– Tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả cho các vùng KTLN gồm 37 loài, trong đó có 12 loài thuộc nhóm ưu tiên I, 15 loài thuộc nhóm ưu tiên II, 7 loài thuộc nhóm ưu tiên III, 3 loài thuộc nhóm ưu tiên IV.
Từ khoá:Điều tra, đánh giá, tập đoàn cây trồng, vùng kinh tế lâm nghiệp
Mở đầu
Vấn đề lựa chọn tập đoàn cây trồng phục vụ trồng rừng cho đến nay vẫn là một trong những đòi hỏi cấp bách của các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là những loài cây có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.
Đã có một số đề tài dự án và công trình nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng rừng cho các vùng lâm nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các kết quả cũng mới chỉ dừng lại ở mức đáp ứng được một phần cho việc xây dựng các quy hoạch và kế hoạch trồng rừng có tính vĩ mô, còn khả năng ứng dụng vào việc chọn loài cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng cho từng cơ sở và từng điều kiện cụ thể còn nhiều hạn chế số lượng loài cây đưa ra quá nhiều và mang tính liệt kê giới thiệu tập đoàn cây trồng có triển vọng cho một vùng hay nhiều vùng mà chưa gắn các loài cây đó với các điều kiện lập địa cụ thể nên việc áp dụng vào thực tế rất khó khăn. Vì vậy, để phục vụ thiết thực hơn cho các cơ sở sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyện dự án “Điều tra xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các dang lập địa chủ yếu trong các vùng kinh tế lâm nghiệp toàn quốc’’.
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu dự án
– Nắm được thực trạng và hiệu quả trồng rừng sản xuất của một số loài cây trồng chủ yếu đang được sử dụng ở các vùng kinh tế lâm nghiệp trong toàn quốc.
– Đề xuất được tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả phù hợp với các điều kiện lập địa chủ yếu trong từng vùng kinh tế lâm nghiệp.
Phương pháp điều tra nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận
– Thông qua Ban quản lý các Dự án, các chương trình trồng rừng ở Trung ương.
– Thông qua hội thảo chuyên gia, điều tra phỏng vấn các nhà quản lý, các nhà chuyên môn Phương pháp điều tra cụ thể
·Điều tra, đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất hiện nay
– áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn để thu thập các số liệu trồng rừng của các địa phương.
– áp dụng phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình để điều tra thu thập số liệu về tăng trưởng rừng trồng.
– Tính toán trữ lượng rừng, sản lượng rừng theo biểu trữ lượng và sản lượng rừng trồng.
– Tính toán các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sau thời gian một chu kỳ kinh doanh hoặc 1-2 luân kỳ khai thác.
– Tính toán hiệu quả kinh tế theo phương pháp lãi ròng NPV (Netpresent value)
·Điều tra đánh giá lập địa
Phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở phương pháp của FAO (Land Evaluation) và kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tuỳ theo từng mức độ khác nhau về phân vùng lập địa và xây dựng bản đồ lập địa cho vùng dự án để áp dụng các chỉ tiêu sau đây:
– Đối với vùng đồi núi: 4 chỉ tiêu được lựa chọn là thành phần cơ giới, độ dốc, độ dày tầng đất và trạng thái thực vật.
– Đối với đất ngập mặn: Dựa vào 3 yếu tố loại đất, chế độ ngập triều và độ thành thục của đất.
– Đối với đất phèn: Dựa vào các yếu tố loại đất, độ ngập nước, thời gian ngập và khả năng tưới nước ngọt.
Tổng hợp đánh giá được phân chia làm 3 cấp tiềm năng theo phương pháp cho điểm:
Cấp 1: Tốt, ít có hạn chế trong sử dụng.
Cấp 2: Trung bình, có một số hạn chế.
Cấp 3: Xấu, có nhiều hạn chế.
Phương pháp tiến hành:
– Sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS, chồng ghép các loại bản đồ thành phần để xác định đơn vị đất đai (dạng lập địa) và cấp tiềm năng (nhóm dạng lập địa).
– Điều tra bổ sung, kiểm tra đánh giá tại thực địa các yếu tố trên.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá ảnh hưởng của cây công nghiệp thân gỗ (Cà phê)
- Thăm dò ảnh hưởng của liều lượng phối hợp phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và phân khoáng DAP đến sinh truởng của Keo lai trên nền đất rừng Tân Lập tỉnh Bình Phước
- Nghiên cứu trữ lượng các bon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam
- Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam
- Thử nghiệm sử dụng ống mica trong lai giống Thông