Đánh giá và nghiên cứu để góp phần sử dụng và phát triển nguồn gen cây thuốc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Nguyễn Thượng Hải, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài

Khoa Sinh, Trường đại học Vinh

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cây thuốc khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An bước đầu đã xác định được 266 loài, 154 chi và 79 họ; ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 258 loài, 157 chi, 72 họ. Trong các dạng thân thì, thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất với 112 loài, thân bụi với 85 loài, thân gỗ với 33 loài, thân leo với 36 loài. Lá là bộ phận sử dụng nhiều nhất với 168 loài, thân với 124 loài, rễ với 23 loài, quả với 17 loài, củ 19 loài, hạt 10 loài, hoa 3 loài, vỏ 9 loài, ngọn 5 loài và mủ với 2 loài. Môi trường sống tập trung chủ yếu ở nương với 117 loài; đồi, núi đá vôi trảng cây bụi, ven đường với 84 loài; rừng với 96 loài; sống gần nước với 12 loài. Có 17 nhóm bệnh khác nhau được dùng để chữa trị, trong đó nhóm bệnh tiêu hóa với 47 loài, chữa bệnh xương khớp với 29 loài, chữa bệnh về phụ nữ với 33 loài; bệnh ngoài da với 54 loài, bệnh do thời tiết thay đổi với 53 loài và thấp nhất là bệnh về dạ dày và răng cùng có 6 loài. 7 loài cây thuốc ở Pù Hoạt có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ ViệtNam 2007.

Từ khóa: Cây thuốc, Đa dạng, Khu bảo tồn thiên nhiên, Pù Hoạt

MỞ ĐẦU

Khu vực Pù Hoạt là một trong những khối núi lớn của Việt Nam với độ cao nhất 2452 m, nằm trong phạm vi 6 xã: Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong, Hạch Dịch, Nậm Giải, Trí Lễ huyện Quế Phong, ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, trong tọa độ địa lý 19025’ – 20000’ vĩ Bắc, 104037’ – 104014’ kinh Đông. Khu BTTN Pù Hoạt với tổng diện tích là 67.934 ha (UBND tỉnh Nghệ An 1997). Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO trong số 250.000 loài thực vật thì có khoảng 35.000 loài thực vật làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó ở Ấn Độ có khoảng 6000 loài. Trung Quốc có khoảng 5000 loài. Vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1900 loài thực vật. Do các hoạt động nhất định của con người mà nhiều loài động, thực vật trên thế giới đã vĩnh viễn mất đi. Với tổng diện tích tự nhiên là 16.648.729 ha, trải dài trên địa hình miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Thái, Mường, Mông, Đan lai, Thổ…Hệ thực vật ở Nghệ An rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là đã thống kê được hơn 1.000 loài làm thuốc. Cho nên, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống công dụng, cách sử dụng và đề ra biện pháp bảo vệ, nuôi trồng có hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc. Vì vậy, việc điều tra cây thuốc chữa bệnh là việc làm vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Bài báo này, chúng tôi đưa ra một số kết quả nghiên cứu về cây thuốc ở khu BTTN Pù Hoạt Nghệ An để làm cơ cở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững.

(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 năm 2011, trang 1704-1709)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]