Đánh giá sinh trưởng của Mây nếp trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng Bắc Kạn

Lê Thu Hiền, Lưu Quốc Thành, Nguyễn Quang Hưng

Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Hiện nay, Mây nếp được gây trồng khá phổ biến theo 2 phương thức: Trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng. Mây nếp trồng làm hàng rào quanh vườn hộ ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn sau 4,5 năm có tỷ lệ sống đạt 91-95%, cho sinh trưởng về chiều cao 220-455cm, sinh trưởng về đường kính là 0,7-1cm, 100% Mây nếp đã có 2 nhánh trở lên; trong đó mô hình 6 (trồng mây theo rạch, đặt bầu cách nhau khoảng 2-3cm, 10-12bầu/m) có chiều cao trung bình cao nhất, đạt 455cm. Mây nếp trồng dưới tán rừng ở vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sau 3,5 năm tuổi có tỷ lệ sống 85-90%, sinh trưởng về chiều cao đạt 52-67cm, sinh trưởng về đường kính là 0,9-1,1cm, tỷ lệ đẻ nhánh từ 24,9 đến 43,2%; trong đó mô hình 1 (250 cụm/ha, mỗi cụm 3 hố, mỗi hố trồng 1 cây) cho sinh trưởng về chiều cao là lớn nhất, đạt 108cm (ở khu Trung tâm) và 58cm (ở khu Đồn Đèn.

Từ khoá: Mây, Calamus tetradactylus Hance, Vườn hộ, Dưới tán rừng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Do có các đặc tính bền, bóng đẹp, dẻo, dễ uốn nên Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) là nguyên liệu để sản xuất nhiều mặt hàng như đồ gia dụng, bàn ghế, sản phẩm mỹ nghệ dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, Mây nếp được gây trồng khá phổ biến theo 2 phương thức: Trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng, như ở một số tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An,…. Bắc Kạn là tỉnh miền núi có diện tích rừng chiến tới 49,1%, hầu hết người dân sinh sống trong khu vực có rừng là người dân tộc thiểu số, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp đời sống gặp rất nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật còn rất hạn chế. Do vậy, việc tham gia xây dựng mô hình trồng Mây nếp giúp người dân nắm bắt được kỹ thuật trồng và nâng cao nhận thức về vai trò của cây Mây nếp. Trong giai đoạn 2004-2008, phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình trồng Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) dưới tán rừng và trong vườn hộ ở Bắc Kạn”thuộc chương trình 661. Bài viết này đề cập đến một số kết quả về tình hình sinh trưởng của Mây nếp trồng trong vườn hộ ở thôn Khuổi Piểu – xã Quang Thuận – huyện Bạch Thông và Mây nếp trồng dưới tán rừng ở Vườn quốc gia Ba Bể – tỉnh Bắc Kạn.

(Trang 1256-1261)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]