Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành
Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá được khả năng tác động tạo trầm trên cây Dó trầm (Aquilaria crassna) bằng các chế phẩm hoá học khác nhau trong sản xuất, đồng thời bước đầu đánh giá thị trường tiêu thụ tinh dầu trầm hương. Kết quả điều tra cho thấy hiện nay trong sản xuất ở nước ta có khá nhiều các chế phẩm tạo trầm khác nhau, chủ yếu là các chế phẩm hoá học. Phân tích các mẫu gỗ được tác động bằng các chế phẩm hoá học khác nhau cho thấy tuy hàm lượng tinh dầu biến động trong các mẫu gỗ theo tuổi cây và các chế phẩm tác động vào thân cây chưa thật rõ, nhưng cũng có chiều hướng lên khi có tác động các hoá chất vào thân cây và khi tuổi cây tăng, nhất là trên cùng một cây, gỗ ở vị trí tác động có hàm lượng tinh dầu cao hơn gỗ ở vị trí không tác động khá tõ. Thị trường mua bán tiêu thụ tinh dầu trầm trên thế giới khá rộng lớn, nhưng các cơ sở kinh doanh trầm hương và tinh dầu trầm của nước ta chưa tiếp cận và mua bán trực tiếp được với thị trường nước ngoài, thường phải bán qua trung gian nên giá cả thấp so với giá trị thực trên thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước chưa rõ ràng và vẫn là thị trường “ngầm”.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 200-2008)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Thực trạng phát triển cây Dó trầm ở nước ta hiện nay
- Quản lý vật liệu sau khai thác rừng nhằm nâng cao độ phì đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm luân kỳ sau
- Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu
- Chọn cây trồng có khả năng chịu mặn không thuộc họ cây rừng ngập mặn (mangrove) để trồng rừng trong các mô hình lâm ngư kết hợp và vùng đất nhiễm mặn