Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu

Nguyễn Huy Sơn

Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trên đất phù sa cổ ở khu vực Đông Nam Bộ trồng thâm canh cây Keo lai (Acacia hybrid) với các dòng TB03, TB05, TB06 và TB12, bón lót 200gNPK (14 :8 :6) + 100g vi sinh hữu cơ/gốc, bón thúc năm thứ 3 gồm 200gNPK (14 :8 :6) và 150g vi sinh hữu cơ/gốc, mật độ trồng từ 1100-1300cây/ha cho năng suất từ 36-37m3/ha/năm. Trồng Keo lá tràm (A. auriculiformis) với các dòng a19, a33, a58 và a147, bón lót 15gNPK (5:10:3) kết hợp 300g vi sinh hữu cơ, năm thứ hai bón lặp lại tương tự như năm thứ nhất, mật độ trồng từ 1100-1600cây/ha, sau 10-15 năm có thể đạt 18-20m3/ha/năm. Trên đất dốc tụ ở Đông Nam bộ trồng Keo tai tượng (A. mangium với các dòng m35, m52, m113, m14, bón lót 150NPK (14:8:6) kết hợp với 300g vi sinh hữu cơ, năm thứ hai bón lặp lại như năm thứ nhất, sau 7-8 năm rừng trồng Keo tai tượng có thể đạt từ 25-30m3/ha/năm. Trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét nghèo lân ở Tây Nguyên (KonCh’Ro-Gia Lai), trồng Keo lai (Acacia hybrid) gồm các dòng BV5, BV10 và VB33 với mật độ 1600cây/ha, bón lót 100gNPK(5:10:3) và 400g vi sinh hữu cơ/gốc, năm thứ 2 bón thúc lượng phân tương tự như bón lót, sau 7-8 năm có thể đạt ≥25m3/ha. Trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Đông Hà (Quảng Trị), trồng keo lai (Acacia hybrid) với các dòng BV5, BV10 và BV33, bón lót 200gNPK(5:10:3) và 100g vi sinh hữu cơ/gốc, năm thứ hai bón lượng phân và loại phân tương tự như năm thứ nhất, năm thứ tư bón thức 300gNPK (5:10:3) kết hợp với 400g phân vi sinh hữu cơ. Sau 7-8 năm rừng trồng ở đây có thể đạt ≥32m3/ha/năm.

Từ khóa:Gỗ nguyên liệu, rừng trồng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp như chế biến bột giấy, chế biến ván nhân tạo, chế biến đồ mộc xuất khẩu ngày càng gia tăng. Dự báo từ 2010 đến 2020 nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước và xuất khẩu rất lớn. Trong khi đó, đất giành cho trồng rừng hiện nay rất có hạn chế, hầu hết là đất thoái hoá, nếu trồng rừng quảng canh như trước đây thì năng suất rừng trồng rất thấp không thể đáp ứng nhu cầu thực tế ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cũng như góp phần vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” với mục tiêu chính là xác định được giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng đã được thực hiện từ 2001-2005. Nội dung đề tài rất phong phú từ kỹ thuật giống cho đến gây trồng và chế biến các sản phẩm từ gỗ, kết quả đạt được khá rõ ràng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ các tỉnh miền núi phía Bắc tới các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn bài viết để phục vụ Hội nghị khoa học ở các tỉnh phía Nam, tác giả chỉ tóm tắt một số kết quả nổi bật liên quan đến giải pháp khoa học công nghệ trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ mọc nhanh phổ biến nhất từ khu vực Bắc Trung Bộ trở vào Đông Nam Bộ để có thể tham khảo và áp dụng trong những điều kiện tương tự. (Kỷ yếu

Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 148-159)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]