Phạm Thế Dũng, Phạm Ngọc Cơ, Lê Thanh Quang
Phân viện NC Khoa học Lâm nghiệp Nam BộViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Tỷ lệ đất nhiễm mặn ở vùng ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất lớn. Đặc biệt diện tích ở trên đất bờ bao của các hệ thống canh tác ngư nghiệp rất khó có thể trồng được cây nhằm sử dụng hiệu quả đất đai. Bài viết này giới thiệu kết quả điều tra khảo sát chọn những loài cây có thể chịu mặn nhưng không thuộc họ cây rừng ngập mặn nhằm giới thiệu để trồng thử nghiệm trong các mô hình canh tác lâm nông ngư nghiệp. Kết quả đã chọn ra được 11 loài cây có khả năng gây trồng và đáp ứng theo 4 nhóm mục đích là lấy gỗ, phòng hộ, che bóng, ăn trái và cảnh quan.
Từ khóa: Cây rừng ngập mặn, mô hình lâm ngư kết hợp
I. MỞ ĐẦU
Dự án bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam (CWPDP) do Ngân hàng thế giới tài trợ được thực hiện từ năm 2000 tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Theo dự án, đã qui hoạch thành 3 vùng là vùng phòng hộ xung yếu (FPZ), vùng đệm (BZ) và vùng kế tiếp vào sâu đất liền là vùng kinh tế (EZ). Theo đó, vùng đệm BZ là vùng khá “nhạy cảm” bởi được xem như vùng đang phát triển, sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tạo nên áp lực rất lớn vào vùng xung yếu FPZ. Vùng này cần cung cấp các kỹ thuật canh tác bền vững và các dịch vụ hỗ trợ nhằm cải thiện và ổn định đời sống cho các hộ gia đình, nhất là các hộ nghèo. Tuy nhiên BZ lại có những đặc thù về sinh thái, đó là chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn từ biển theo nhiều cách khác nhau tạo nên sự nhiễm mặn ngay trên các vùng đất cao mà không có hiện diện của những loài cây rừng ngập mặn sinh sống. Vấn đề đặt ra là xác định loài cây chịu mặn nhưng không thuộc cây rừng ngập mặn, có khả năng sinh sống trong điều kiện đất bị nhiễm mặn, có giá trị kinh tế, có khả năng cải thiện môi trường và được cộng đồng chấp nhận.
Đề tài “Nghiên cứu phát triển những loài cây trồng chịu mặn không thuộc họ cây rừng ngập mặn trên đồng ruộng”, thuộc dự án CWPDP do Phân viện NC Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ thực hiện đã hoàn thành. Báo cáo gồm 88 trang, 5 phần với 37 bảng số liệu, 02 hình vẽ, 14 biểu đồ và 53 ảnh, có 7 phụ lục, tham khảo 37 tài liệu trong đó có 6 tài liệu tiếng Anh. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm nghiên cứu chỉ có thể thông báo tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính của đề tài.
Mục tiêu của đề tài là: Sử dụng hiệu qủa vùng đất nhiễm mặn tại vùng đệm nhằm giảm sức ép sử dụng gỗ từ vùng đệm vào vùng phòng hộ xung yếu.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 145-147)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam bộ
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Giáng hương
- Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam
- Đánh giá các mô hình rừng trồng Vối thuốc (Schima Wallichii Choisy) tại Lục Ngạn - Bắc Giang
- Cở sở khoa học để xây dựng tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép cải tạo