Nguyễn Huy Sơn,Lê Văn Thành
Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Dó trầm (Aquilaria spp.) còn gọi là cây Trầm hương, tên thương mại gọi là Agarwood hoặc Agarwood oil, là cây có khả năng sinh trầm trong thân cây. Có rất nhiều thông tin cho rằng Trầm hương và tinh dầu Trầm hương có nhiều công dụng như làm thuốc chữa bệnh, làm chất định hương để chế biến các loại dầu thơm, nước hoa cao cấp, làm hương và nến đốt trong các dịp lễ tết. Vì vậy, trong khoảng hơn 15 năm vừa qua việc phát triển mang tính tự phát trong nhân dân từ các khâu gieo trồng cho đến tác động tạo trầm và chưng cất tinh dầu rất sôi động. Để góp phần làm cơ sở khoa học định hướng phát triển bền vững cây Dó trầm, việc đánh giá thực trạng về cây Dó trầm hiện nay ở Việt Nam là rất cần thiết và đã có một số kết quả như sau:Hầu hết các giống Dó đang được gây trồng hiện nay ở nước ta là giống thuộc loài Dó bầu (Aquilaria crassna). Diện tích trồng cây Dó bầu trên phạm vi cả nước tính đến tháng 4/2009 khoảng từ 11.000-12.000ha, phần lớn là trồng phân tán và xen trong các vườn rừng, vườn hộ. Mặc dù Hà Tĩnh là vùng phân bố tự nhiên của cây Dó bầu nhưng khả năng sinh trưởng của chúng trồng ở giai đoạn từ 5-12 năm tuổi kém hơn so với trồng ở các tỉnh từ Quảng Nam trở vào đến An Giang, khả sinh trưởng tốt nhất là trồng ở Bình Phước, sau đó là Quảng Nam và An Giang.Hầu hết các cơ sở chưng cất tinh dầu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua là ở qui mô nhỏ và đang trong giai đoạn thử nghiệm, thiết bị công nghệ lạc hậu so với ở Thái Lan, hiệu suất chưng cất tinh dầu thấp nên tốn nhiều gỗ nguyên liệu hơn so với ở Thái Lan. Riêng Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc đã đi vào sản xuất nhiều mặt hàng như: tinh dầu trầm, nhang, trầm mảnh (Wood chip), cây cảnh nghệ thuật. Đặc biệt, từ năm 2008-2009 đã mua của Công ty Cao su Hà Tĩnh ít nhất 2400 cây Dó trồng được 7 năm tuổi để phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Dó trên thế giới là rất lớn, nhưng khả năng tiếp cận và buôn bán trực tiếp với thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, phần lớn phải qua nhiều trung gian. Riêng năm 2008, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc đã xuất khẩu được 03 lít tinh dầu qua trung gian đến các nước Trung Đông, nhưng đến đầu năm 2009 đã xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Đài Loan được hai mặt hàng là trầm mảnh và cây cảnh nghệ thuật, tuy nhiên số lượng xuất khẩu còn rất hạn chế. Thị trường trong nước chỉ tiêu thụ nến và nhang nhưng cũng rất hạn chế.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 191-199)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
Các tin khác
- Quản lý vật liệu sau khai thác rừng nhằm nâng cao độ phì đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm luân kỳ sau
- Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu
- Chọn cây trồng có khả năng chịu mặn không thuộc họ cây rừng ngập mặn (mangrove) để trồng rừng trong các mô hình lâm ngư kết hợp và vùng đất nhiễm mặn
- Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam bộ