Nguyễn Văn Dưỡng
Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Hải
Trung tâmNghiên cứu Lâm Đặc sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Thông caribê là loài cây ngoại lai có tiềm năng được đưa vào trồng thử nghiệm tại một số địa phương ở Việt Nam từ năm 1963. Nghiên cứu được tiến hành đối với Thông caribaea 25 tuổi trồng tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Đông Bắc Bộ, Đại Lải, Vĩnh Phúc . Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hàm lượng các chất dầu nhựa có trong gỗ Thông caribê cao. Chất lượng nhựa Thông caribaea tốt, hàm lượng dầuColophan và Terpentin khoảng 77,5% và 15,6% đạttiêu chuẩn nhựaThôngloại I theo TCVN 4188-86.Cácchỉsốphân tíchvềCôlôphan vàtinh dầuThông caribêđềuđạt cáctiêu chuẩn dùng cho xuất khẩu.
Từ khoá: Thông caribê, nhựa Thông, Đại Lải
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông caribê (Pinus caribaea) là loài cây nguyên sản của vùng Trung Mỹ, gồm có 3 loài phụ là Pinus caribaea var. hondurensis ở Honduras, Pinus caribaea var. caribaea ở Cuba và Pinus caribaea var. bahamensis ở quần đảo Bahamas.
Thông caribê có biên độ sinh thái rất rộng, được trồng ở hơn 100 nước, khắp các châu lục; nhiều quốc gia đã di thực thành công các loài thông này.
Ở Việt Nam, Thông caribê được trồng thử nghiệm đầu tiên ở Lâm Đồng (1963). Sau đó loạ̀i Thông này được trồng ở nhiều nơi (Đại Lải – Vĩnh Phúc; Tứ Quận – Hà Tuyên; Đông Hà – Quảng trị; Ba Vì – Hà Tây; Đại Huệ – Nghệ An; Hàm Ninh – Bình Thuận; Sông Mây – Đồng Nai; Lang Hanh – Lâm Đồng, Hà Trung và Tỉnh Gia – Thanh Hóa, Playku – Gia Lai…), và loài Thông này có khả năng chống chịu được sâu bệnh và sinh trưởng nhanh trên hầu hết các lập địa khác nhau (tốc độ sinh trưởng nhanh gấp 3 – 4 lần so với Thông nhựa). Tại nhiều địa phương, nhiều lô rừng Thông caribê đã đến tuổi khai thác. Chỉ tính riêng ở Trung tâm KHSXLN Đông Bắc Bộ (Đại Lải) hiện đã có hơn 332 ha Thông caribê, trong số này nhiều lô đã được trồng cách đây hơn 20 năm.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kỹ thuật trồng cây Cọc dậu
- Nghiên cứu một số đặc tính của chế phẩm bảo quản lâm sản từ dầu vỏ hạt Điều
- Bước đầu nghiên cứu nâng cao khối lượng thể tích gỗ Hông ( Paulownia fortunei)
- Hiện trạng rừng, đất rừng và tình hình sử dụng tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ ngập mặn ven biển dự án 661 tỉnh Thái Bình