Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng, Nguyễn Bá Văn
BùiThanh Hằng, Ngô Văn Cầm
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A Camus) là loài cây gỗ lớn bản địa, đa tác dụng, chúng có phân bố khá phổ biến trong kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh ở Lâm Đồng – Tây Nguyên. Dẻ anh là loài có khả năng tái sinh tự nhiên chồi và hạt tốt. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp trong nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng loài cây bản địa đa tác dụng này tại Lâm Đồng – Tây Nguyên nhằm hướng tới quản lý, sử dụng và kinh doanh bền vững rừng Dẻ anh theo hướng lấy hạt. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh tại Lâm Đồng – Tây Nguyên cho thấy, mật độ tái sinh Dẻ anh có sự biến động lớn từ 167 – 2.417 cây/ha và tập trung chủ yếu ở độ cao dưới 1.500 m. Số cây Dẻ anh tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ không cao (< 34,5%). Cấu trúc tổ thành của các loài cây tái sinh đơn giản, số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 4 - 8 loài, hệ số tổ thành của Dẻ anh có sự chênh lệch rất lớn 0,1 - 1,9. Với độ cao trên 1.500 m thì Dẻ anh không có tên trong công thức tổ thành và số cây tái sinh có triển vọng không có. Phân bố số cây Dẻ anh tái sinh giảm dần theo cấp chiều cao và phân bố không liên tục. Chất lượng cây tái sinh ở cấp chất lượng trung bình và tốt là chủ yếu (chiếm > 60%), Dẻ anh có khả năng tái sinh hạt tốt hơn chồi.
Từ khóa: Dẻ anh, Tái sinh tự nhiên, Lâm Đồng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dẻ anhlà loài cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng. Gỗ được dùng trong xây dựng, đồ mộc, đồ gia dụng, ngoài ra hạt Dẻ anh là thực phẩm có giá trị cao, được người dân trong vùng ưa chuộng (Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng và cs., 2010). Dẻ anh có phân bố tự nhiên trong các kiểu rừng thường xanh, bán thường xanh và rừng thứ sinh nghèo ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, nhưng tập trung nhất ở Lâm Đồng.
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh Dẻ anh là một phần nội dung của đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên”. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiênDẻ anh góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và gây trồng loài cây gỗ bản địa đa tác dụng này tại Lâm Đồng – Tây Nguyên.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 249-256)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con một số loài cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo phái Nam
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng trên đất bazan thoái hóa tại Tây Nguyên
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê cung cấp gỗ lớn
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ)
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa có giá trị kinh tế vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận