Thông báo về việc tổ chức lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Vũ Đức Quỳnh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh: Vũ Đức Quỳnh Tên luận án: Điều tra, đánh giá khả năng lưu trữ các bon của rừng Khộp tại Tây Nguyên làm cơ sở cho việc chỉ trả dịch vụ môi trường rừng Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng Mã số: 62 62 02 08 Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. Võ Đại Hải Thời gian: 8h30' thứ tư,  ngày 30 tháng 7 năm 2014 Địa điểm: Tầng 2, nhà Hội thảo - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Phường … [Read more...]

Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam

PGS.TS Võ Đại Hải I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, ngày 28/3/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng, hiện nay đang bước vào thực hiện Nghị định 99 về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc định lượng khả năng hấp thụ carbon và giá trị thương mại carbon của rừng là một phần quan trọng trong định lượng giá trị môi trường của rừng, đã và đang trở thành một đòi hỏi khách quan không thể chậm trễ nhằm đưa Luật Bảo vệ và … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Re gừng

RE GỪNG Tên khác: Re bầu, re lợn, re lá tù Tên khoa học: Cinnamomum bejolghota (Buch. Ham.) Sweet                         Cinnamomum obtusifolium (Roxb.) Nees Họ thực vật: Long não (Lauraceae) (Nguồn chính: Nguyễn Thị Nhung, 2009) 1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, cao tới 30m, đường kính có thể đạt 50cm. Vỏ ngoài màu nâu hay nâu sẫm, nhẵn, thịt vỏ màu nâu hay vàng nhạt, giòn và có mùi thơm. Cành non màu xanh đậm, khi già có màu nâu. Lá đơn mọc cách hoặc gần đối, hình mũi mác … [Read more...]

Thông tin về việc tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho NCS: Trần Minh Tuấn

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho NCS Trần Minh Tuấn  Tên luận án: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch vườn Quốc gia Ba Vì Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 62 62 02 05 Thầy HDKH: GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn Thời gian: 8h30' ngày 23/7/2014 Địa điểm: Phòng 306 nhà 4 tầng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trận trọng kính mời quý vị quan tâm đến dự Ban Đào tạo, Hợp tác quốc tế … [Read more...]

Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm

PGS.TS Ngô Đình Quế 2006-2008 Ths Đinh Thanh Giang 2009. 1. Tóm tắt. Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm” được thực hiện trong 4 năm 2006- 2009. 2. Nội dung chủ yếu của đề tài: 1. Tổng hợp các tài liệu ở trong và ngoài nước, các kết quả trong nghiên cứu và sản xuất có liên quan. 2. Điều tra, đo đếm sinh trưởng rừng ngoài hiện trường, xây dựng bản đồ năng suất rừng trồng ở các cơ sở sản xuất. Nghiên cứu và … [Read more...]

Học bổng Thạc sĩ Lâm nghiệp nhiệt đới và quốc tế tại Đại học Goettingen (Đức)

  Học bổng Chương trình thạc sĩ Lâm nghiệp nhiệt đới và quốc tế tại Đại học Goettingen (Đức) do Cục Trao đổi Nghiên cứu Đức (DADD) cấp. Hàng năm, DADD cấp một số suất học bổng cho các cán bộ nghiên cứu tài năng của các nước đang phát triển. Học bổng bao gồm chi phí sinh hoạt, học phí, bảo hiểm y tế, chi phí đi lại và các khóa học tiếng Đức cho toàn bộ khóa học (24 tháng). Chương trình thạc sĩ Lâm nghiệp nhiệt đới và quốc tế (TIF) giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và bao gồm các khóa học … [Read more...]

Báo cáo tóm tắt đề tài: Thiết kế chế tạo và chuyển giao hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ

KS. Nguyễn Văn Dưỡng I.  ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1975, với sự giúp đỡ kỹ thuật và thiết bị của Cộng hòa Pháp, một xí nghiệp sản xuất tinh dầu Hồi đã được xây dựng ở Phai Vệ,  Lạng Sơn. Công suất 150 tấn tinh dầu Hồi / năm. Chất lượng tinh dầu Hồi của xí nghiệp này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu, kể cả những thị trường khó tính như Bắc Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Trong thời gian này, nước láng giềng của chúng ta vẫn chưa có một cơ sở sản xuất tinh dầu Hồi nào có trang bị tương tự. Năm 1979, … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Muồng đen

MUỒNG ĐEN Tên khác: Muồng xiêm Tên khoa học: Cassia siamea Lamarck, Senna siamea (Lamk) Iruvin & Barnby Họ thực vật: Vang (Caesalpiniaceae) 1. Đặc điểm hình thái           Cây gỗ lớn, cao 15-20m, đường kính 30-35cm. Vỏ màu xám nhạt, nứt dọc. Cành non có khía, phủ lông mịn. Tán dài, rộng. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 10-25cm, cuống lá dài 2-3cm. Lá chét 7-15 đôi, màu xanh thẫm, hình bầu dục, dài 3-7cm, rộng 1-2cm, đầu tròn hay lõm với 1 múi nhọn ngắn, … [Read more...]

Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau

TS. Phạm Thế Dũng I. ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Bạch đàn và keo đang là cây chủ lực trong trồng công nghiệp, chiếm tới 46% tổng diện tích rừng trồng và có xu hướng tăng. Khuynh hướng suy giảm năng suất rừng sau nhiều chu kỳ kinh doanh đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Quản lý hợp lý vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm soát thảm thực bì và sử dụng phân bón phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất rừng trồng (Nambiar, 1996). Quản lý … [Read more...]

Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng-giai đoạn 2006-2010

TS. Phí Hồng Hải I. Đặt vấn đề Nước ta có một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, trong đó có khoảng 30% số loài là đặc hữu, không tìm thấy ở nơi khác ngoài Việt Nam (N.N.Thìn 1997). Các nhà khoa học dự đoán Việt Nam có khoảng 12.000 tới 15.000 loài thực vật, trong đó khoảng 7.000 loài đã được nhận biết (Trần Đình Lý 1993). Nhân dân ta từ xa xưa đã sử dụng hàng ngàn loài cây làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, nguyên nhiên liệu, cây cảnh và nhiều các mục tiêu … [Read more...]

[logo-slider]