Nguyễn Văn Dưỡng, Vũ Thị Hoàng Phương Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản TÓM TẮT Cơ sở cho việc tính toán và thiết kế bất kỳ một loại hình thiết bị chế biến nào cũng đềuphải dựa trên những số liệu cụ thể về đặc điểm của nguyên liệu đầu vào và các thông số cơ bản của quy trình công nghệ chế biến. Việc thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ cũng không phải là ngoại lệ. Để làm cơ sở cho việc tính toán, chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định các đặc tính của nguyên … [Read more...]
Đánh giá sinh trưởng Bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T Balake trồng thuần loài tại lâm trường Cao Lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh Lạng Sơn
Tạ Cao Quyết Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sinh trưởng bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T.Blake trồng thuần loài tại Lâm trường Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nội dung chủ yếu gồm: Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng bạch đànEucalyptus urophylla S.T.Blake, đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu: NPV, BCR và IRR, đánh giá sơ bộ hiệu quả sinh thái thông qua các chỉ tiêu: cường độ xói mòn, chỉ số đa dạng loài vàlượng xác thực vật … [Read more...]
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thông đỏ lá dài tại Lâm Đồng
Vương Chí Hùng Công ty CP Y dược phẩm VIMEDIMEX Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU Ở Việt Nam có 2 loài thông đỏ là Thông đỏ lá ngắn (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) ở miền Bắc và Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.) chỉ phân bố hạn hẹp quanh các huyện của thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng [1], [2], [3]. Các nghiên cứu ban đầu về hàm lượng các hợp chất chính trong lá cho thấy loài Thông đỏ lá dài mọc ở Lâm Đồng có giá trị cao hơn nhiều so với loài … [Read more...]
Thực trạng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trồng rừng ở Việt Nam
Hà Thị Mừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Đánh giá thực trạng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án trồng rừng ở Việt Nam đã được Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2010. Kết quả cho thấy hệ thống pháp lý liên quan đến ĐTM của nước ta khá đầy đủ. Từ năm 2003 đến 2009, Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT đã phê duyệt hàng nghìn báo cáo ĐTM, nhưng không có báo cáo nào cho các dự án trồng rừng. … [Read more...]
Đánh giá và nghiên cứu để góp phần sử dụng và phát triển nguồn gen cây thuốc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Nguyễn Thượng Hải, Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài Khoa Sinh, Trường đại học Vinh TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cây thuốc khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An bước đầu đã xác định được 266 loài, 154 chi và 79 họ; ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 258 loài, 157 chi, 72 họ. Trong các dạng thân thì, thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất với 112 loài, thân bụi với 85 loài, thân gỗ với 33 loài, thân leo với 36 loài. Lá là bộ phận sử dụng nhiều nhất với 168 loài, thân với 124 loài, rễ với 23 loài, quả với … [Read more...]
Kết quả tuyển chọn các dòng bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao ở vùng Đông Nam bộ
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Minh Chí Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bạch đàn trắng và Bạch đàn nâu là hai loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam để sản xuất bột giấy ván MDF, ván dăm và gỗ xẻ.Từ cuối năm 1980, bệnh đốm lá, cháy ngọn dẫn đến chết ngược các loài bạch đàn xảy ra ở nhiều nơi. Các bệnh hại chính được xác định là: Cryptosporiopsis eucalypti, Cylindrocladium reteaudii (Cylindrocladium quinqueseptatum), Mycosphaerella spp., … [Read more...]
Kết quả chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính sở bằng phương pháp ghép đổi tán ở Nghĩa Đàn – Nghệ An
Hoàng Văn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sau 3 năm theo dõi và chọn lọc, đề tài đã chọn được 5 cây trội tại Nghĩa Lộc - Nghĩa Đàn - Nghệ An. Đây là 5 cây trội cho sản lượng hạt cao hơn từ 20% và hàm lượng dầu cao hơn từ 15% so với trung bình quần thể. Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính Sở bằng phương pháp ghép đổi tán cho thấy sau 1 năm tỷ lệ sống của chồi ghép lấy từ 5 cây trội nói trên đạt từ 46,2-57,4%. Sinh trưởng của chồi ghép … [Read more...]
Đánh giá hiệu quả môi trường một số loại rừng trồng cung cấp gỗ lớn ở Việt Nam
Lương Văn Tiến, Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu có mục tiêu là phân tích hiệu quả môi trường của một số loại rừng trồng cung cấp gỗ lớn. Đối tượng nghiên cứu là các loại rừng trồng Huỷnh, Lát hoa và Trám trắng tại các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa và Quảng Ninh. Các giá trị môi trường tập trung phân tích gồm giá trị cung cấp nguồn dinh dưỡng cho đất, hấp thụ các bon và bảo vệ đất. Nghiên cứu đã điều tra trên các rừng trồng có tuổi từ 5 – 30 … [Read more...]
Nghiên cứu sử dụng dăm vỏ hạt Điều kết hợp với dăm gỗ Bạch đàn Eucalyptus urophylla để sản xuất ván dăm thông dụng
Bùi Văn Ái, Nguyễn Xuân Quyền, Phạm Thị Thanh Miền Phòng Bảo quản Lâm sảnViện Khoa học Lâm nghiệp TÓM TẮT Vỏ hạt Điều sau ép tận thu dầu là nguồn phế liệu có khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến hạt Điều của nước ta. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu xác định tỷ lệ phối trộn dăm vỏ hạt Điều và dăm gỗ Bạch đàn Uro làm dăm lớp lõi để tạo ván dăm. Ván dăm kết hợp được ép với các thông số công nghệ gồm: áp suất ép 2,1Mpa, nhiệt độ ép 1800C, thời gian ép 7 phút. Ván thí … [Read more...]
Nghiên cứu đặc tính kéo bám của máy kéo KOMASTU D65A-8 khi hoạt động trên đất lâm nghiệp
Đoàn Văn Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Khi canh tác trên đất lâm nghiệp, LHM phải thực hiện các công việc trong điều kiện địa hình và đất đai phức tạp, những yếu tố này đã làm giảm khả năng bám, di chuyển của máy kéo, tăng chi phí năng lượng và giảm năng suất của LHM. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các các thông số và đại lượng có liên quan: Pcx, Pcz, Mbs, nbs, V, δ… từ đó xây dựng được đặc tính kéo bám của LHM thí nghiệm trên đất lâm nghiệp, đây là (cơ sở) đặc tính … [Read more...]