Đánh giá sinh trưởng Bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T Balake trồng thuần loài tại lâm trường Cao Lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh Lạng Sơn

Tạ Cao Quyết

Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn

TÓM TẮT

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sinh trưởng bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T.Blake trồng thuần loài tại Lâm trường Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nội dung chủ yếu gồm: Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng bạch đànEucalyptus urophylla S.T.Blake, đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu: NPV, BCR và IRR, đánh giá sơ bộ hiệu quả sinh thái thông qua các chỉ tiêu: cường độ xói mòn, chỉ số đa dạng loài vàlượng xác thực vật dưới tán rừng, đánh giá hiệu quả xã hội và đánh giá hiệu quả tổng hợp (ECT) của mô hình rừng trồng bạch đàn theo công thức W.P.Rola. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên cùng một điều kiện lập địa, cùng một biện pháp tác động kỹ thuật nhưng sinh trưởng D1.3 và Hvn của PN14,U6 và Uro hạt nơi nghiên cứu khác nhau rõ rệt và PN14 cho sinh trưởng D1.3 và Hvn là tốt nhất, U6 có sinh trưởng kém nhất cả về đường kính và chiều cao. ­Tăng trưởng D1.3, Hvn , V và M cho thấy PN14 có tăng trưởng bình quân và tăng trưởng thường xuyên nhanh nhất, đứng thứ hai là Uro hạt và kém nhất là U6. Từ sinh trưởng và tăng trưởng rừng trồng PN14 , U6 và Uro hạt và qua tính toán về chi phí đầu tư, thu nhập cho thấy rừng trồng PN14 cho hiệu quả kinh tế cao nhất và cho thu nhập thấp nhất là U6. Hiệu quả sinh thái có sự khác biệt giữa rừng trồng PN14, U6 và Uro hạt biểu hiện chủ yếu là độ tàn che và chiều cao của tầng cây cao, cây bụi thảm tươi và thảm mục dưới tàn rừng.

Từ khoá: Rừng trồng, thuần loài, sinh trưởng, tăng trưởng, , xói mòn, đa dạng loài, thảm mục.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trồng rừng là một hoạt động sản xuất quan trọnghàng đầu của ngành lâm nghiệp, nhằm khôi phục rừng, tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng và cải thiện môi trường.

Từ thập niên 40 của thế kỷ XX đến nay, rừng của nước ta do nhiều nguyên nhân đã suy giảm nghiêm trọng về số lượng, chất lượng và đa dạng sinh học. Trong những năm qua chúng ta đã đẩy mạnh công tác trồng rừng thông qua các Chương trình 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng…Tuy nhiên từ năm 1990 trở về trước, mục tiêu trồng rừng chủ yếu nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cung cấp gỗ củi với phương thức chủ yếu là trồng rừng quảng canh nên tỷ lệ thành rừng thấp, năng suất rừng trồng thường chỉ đạt 7-10 m3/ha/năm. Từ năm 2000 đến nay, diện tích rừng trồng tăng nhanh, chủ yếu trồng rừng tập trung nhằm cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi, ván dăm, ván xẻ…Với phương thức trồng rừng thâm canh, nên năng suất rừng trồng thường đạt 20 m3/ha/năm (Nguyễn Huy Sơn, 2004).

Các loài cây mọc nhanh được sử dụng để gây trồng rừng ở nước ta, trong đó cây bạch đàn được công nhận là một trong những loài cây chủ yếu của Lâm nghiệp. Bạch đàn PN14, U6 và bạch đàn urophylla hạt được trồng lần đầu tiên tại Lâm trường Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn, hiện tại rừng trồng đã được 7 tuổi. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá sinh trưởng, sản lượng, chất lượng rừng trồng để làm cơ sở chọn dòng bạch đàn urophylla có hiệu quả kinh tế cao nhất tại tỉnh Lạng Sơn.

(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 năm 2011, trang 1724-1735)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]