Kết quả thí nghiệm một số biện pháp thâm canh rừng Luồng cho thấy trong 4 công thức thí nghiệm bón phân thì công thức sử dụng phân 1kg NPK + 10kg phân chuồng đã có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao và số thân Luồng. Đối với thí nghiệm sử dụng chất giữ ẩm AMS, chỉ tác động với lượng 10g chất giữ ẩm/1 gốc Luồng, chiều cao của Luồng đã tăng lên 0,4m so với đối chứng. Chiều cao của Luồng trong công thức 0,5kg NPK và 20g AMS/gốc cao hơn so với bón 0,5kg NPK và 10g AMS là 0,6m. Trên 1ha đất trống trọc được cải tạo ngay từ đầu, kết hợp trồng Luồng và Sắn đã mang lại lợi ích phủ xanh đất và nâng cao thu nhập lên 10.977.000 đồng/năm trong 2 năm đầu.
Từ khóa: xã Khả Cửu, chất giữ ẩm AMS, thâm canh, Luồng.
MỞ ĐẦULuồng (Dendrocalamus membranaceus Munro), thuộc loài tre mọc cụm (kiểu hợp trục – mọc theo khóm) nằm trong họ Tre nứa Bambusaceae. Luồng có thân thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ, không có gai, vách thành của thân dầy nên có rất nhiều công dụng như: xây dựng nhà cửa, làm cột nhà, đòn tay, dui mè, bè đánh cá, cầu phao, cột buồm, những cây có kích thước lớn làm cột điện, ống dẫn nước, phao biển… Luồng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Luồng lại là cây sinh trưởng rất nhanh, sớm được khai thác, luân kỳ ngắn, chỉ trồng một lần, nhưng cho thu hoạch nhiều lần, có thể kéo dài tới 40-50 năm, mỗi năm có thể khai thác tới 1400 cây/ha. Luồng phân bố chủ yếu ở Thanh Hoá nhưng đã được dẫn giống thành công ra Cầu Hai – Phú Thọ và sau đó là nhiều tỉnh phía Bắc. Tại Thanh Sơn và Phú Thọ, Luồng cũng đã được trồng ở một số nơi, riêng Khả Cửu mới được gây trồng trong mấy năm gần đây và đã có một số kết quả đem lại thu nhập thường xuyên cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề liên quan đến mật độ trồng, chế độ chăm sóc không hợp lý, đầu tư cho trồng rừng chưa cao, chủ yếu là trồng thuần loài và không sử dụng phân bón. Chính vì vậy, việc “Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật để thâm canh rừng Luồng kết hợp với canh tác nông nghiệp trên đất trống trọc ở xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm cải thiện khả năng sinh trưởng của Luồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất trống là hết sức có ý nghĩa.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Ứng dụng hàm lập nhóm để phân loại cấp sinh trưởng của rừng Tếch ở tỉnh Kamgpong Cham - Campuchia
- Một số đặc điểm lâm học của cây Chò chỉ (Parashore chinensis Wang Hsie) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ
- Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm
- Kết quả xây dựng mô hình thí nghiệm xúc tiến tái sinh tại Lau Bai, Hoà Bình
- Đặc điểm của một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh phía Bắc