TS. Đào Sỹ Sành
TS. Nguyễn Huy Sơn
Ths Cao Văn Sơn
Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô
I. Đặt vấn đề
Có thể nói trong những năm gần đây công nghệ trồng rừng nguyên liệu giấy đã có những bước tiến vuợt bậc không chỉ về năng suất trồng rừng mà còn cho ra đời nhiều giống cây nguyên liệu có chất lượng cao. Theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhiều năm của Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thì gỗ keo và bạch đàn là những loài cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều và cho năng suất khai thác khá cao và nó đã được Ngành công nghiệp giấy xác định là nguồn nguyên liệu chính trong các dự án đầu tư phát triển sản xuất của ngành từ nay đến năm 2010.
Song song với việc tiến hành các nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng và chất lượng gỗ của các loại cây bản địa như bạch đàn, keo, mỡ, bồ đề, tràm v.v, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng còn chú trọng nghiên cứu nhân giống và gây trồng các loại cây như keo lai, bạch đàn lai mới có năng suất và chất lượng gỗ cao hơn đồng thời phát triển các chủng loại giống mới cho các mục đích khác nhau .
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“