Ngô Đình Quế, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh Tùng, Tạ Thu Hoà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Mở đầu Cho đến nay diện tích trồng cà phê ở Việt Nam là rất lớn, lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trồng cà phê đến môi trường, xã hội còn rất ít. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc trồng cà phê đến xói mòn đất, thử nghiệm các công thức phân bón, phương thức bảo vệ đất chủ yếu do Viện Nông hoá Thổ nhưỡng và Viện Nghiên cứu Cà phê Tây … [Read more...]
Thăm dò ảnh hưởng của liều lượng phối hợp phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và phân khoáng DAP đến sinh truởng của Keo lai trên nền đất rừng Tân Lập tỉnh Bình Phước
Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thị Thuận, Ngô Văn Ngọc Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ Việc sử dụng các sản phẩm phân hữu cơ phối hợp với các loại phân khoáng đã làm tăng năng suất cho nhiều loại cây trồng dài ngày trong nông nghiệp như cà phê, điều. Chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện tại Trạm Thực nghiệm Tân Lập, tỉnh Bình Phước từ 6/2001 đến 4/2002 nhằm góp phần tìm hiểu ảnh hưởng một số công thức bón phân theo liều lượng phân hữu cơ hỗn hợp với phân khoáng đối với cây keo lai trong giai … [Read more...]
Nghiên cứu trữ lượng các bon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam
Vũ Tấn Phương Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường (RCFEE) Viện Khoa học Lâm nghiệp VIệt Nam Mở đầu Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính (KNK) trong khí quyển gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, FS6, trong đó chủ yếu là CO2, được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu. Nguồn gây phát sinh KNK là sử dụng năng lượng từ việc đốt cháy nhiên liệu, sản xuất công nghiệp (khai thác khoáng sản, sản xuất hóa chất,…), sản xuất nông lâm nghiệp (sử dụng … [Read more...]
Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam
Phạm Trọng Thịnh Phân Viên ĐTQHR II Đất ngập nước (ĐNN) có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, nhất là đối với những người dân sống trong hoặc gần những vùng ĐNN, như: cung cấp lương thực (lúa gạo), thực phẩm (thủy sản, rau xanh), chất đốt, vật liệu làm nhà cửa, đồng thời cũng là địa bàn sinh sống và sản xuất của con người. Đất ngập nước bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì các quá trình sinh thái, lọc sạch nước thải, điều hòa khí hậu, bảo vệ các giá trị văn hóa và lịch … [Read more...]
Thử nghiệm sử dụng ống mica trong lai giống Thông
Nguyễn Minh Chí, Lê Văn Thuật, Đỗ Minh Hiển Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nghiên cứu lai giống cho các loài Thông đã thu được nhiều thành công, đặc biệt ở các nước Châu Âu có nền lâm nghiệp phát triển. Các nghiên cứu này rất đa dạng từ thử nghiệm lai khác loài, thời điểm nón tiếp nhận hạt phấn đến nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu cách ly trong lai giống... Các loại vật liệu được sử dụng thành công là túi PBS, ống mica, bao Lawson. Mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm, do vậy tuỳ … [Read more...]
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thân ngầm và Nhân giống trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel Ex de Lehaie ) bằng giâm hom
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thân ngầm và Nhân giốngtrúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel Ex de Lehaie ) bằng giâm hom Dương Mộng Hùng Trường Đại học Lâm nghiệp Trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel Ex de Lehaie ) còn có tên địa phương gọi là Mạy khoán cáo, Rào Pến, là loài cây á nhiệt đới, ở nước ta được trồng nhiều tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và vầ một số huyện phía Bắc Thái Nguyên. Trong các tỉnh trên, Cao Bằng có diện tích Trúc lớn nhất. Nhiều năm qua, Trúc sào là nguyên … [Read more...]
Kết quả nghiên cứu phục hồi rừng sau nương rẫy ở vườn quốc gia Bến En
Kết quả nghiên cứu phục hồi rừng sau nương rẫy ở vườn quốc gia Bến En Đặng Hữu Nghị Vườn Quốc gia Bến En Vườn quốc gia Bến En thành lập năm 1992theo quyết định của Chính phủ, nằm trên địa bàn của huyện Như Xuân và Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, với nhiệm vụ chính là bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh vả nửa rụng lá đai thấp núi đất vùng Bắc Trung bộ. Cùng với tình hình chung của cả nước, trước khi thành lập vườn rừng ở đây đã bị khai thác, chặt phá mạnh ở nhiều … [Read more...]
Kết quả xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ Sông Đà
Đặng Thịnh Triều, Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng và các CTV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng hồ chứa đã để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư sống trong vùng. Trước đây đời sống của người dân dựa vào canh tác lúa nước. Tuy nhiên, sau khi chuyển lên cao thì thay vào đó là phương thức … [Read more...]
Tác dụng phòng hộ của rừng trồng trên đụn cát bay ven biển
Đặng Văn Thuyết,Triệu Thái Hưng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Vùng cát ven biển nước ta là vùng sinh thái rất khắc nghiệt, hiểm hoạ cát di động uy hiếp mạnh mẽ và trở thành khu vực rất xung yếu. Khoảng 400.000ha các dải cát di động trải dọc bờ biển miền Trung đã và đang bị sa mạc hoá, ước tính mỗi năm có 20 ha đất canh tác nông nghiệp bị lấn bởi các đụn cát di động. Phần lớn diện tích các đụn, cồn cát bay trên khắp dải cát ven biển nước ta vẫn bị bỏ hoang do chưa xác định … [Read more...]
Kỹ thuật trồng keo torulosa trên đất cát ven biển
Kỹ thuật trồng keo torulosa trên đất cát ven biển Tên khoa học: Acacia torulosa Họ thực vật: Đậu (Leguminosae) Họ phụ: Trinh nữ (Mimosaceae) 1. Công dụng Dùng để trồng rừng phòng hộ chắn gió, cố định cát bay, cải thiện tiểu khí hậu các vùng sa mạc, vùng cát có khí hậu khắc nghiệt, bị uy hiếp mạnh bởi nạn cát bay. Đai rừng rộng 100m, mật độ 4900 cây/ha ở tuổi 2 làm giảm tốc độ gió Đông Bắc 0,79 lần so với tốc độ gió trước đai 10m, hạn chế được cát bay gấp 4 lần so với nơi trống, … [Read more...]