Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng tại Ba Vì (Hà Tây) và Sơn Động (Bắc Giang)

Ngô Quang Đê, Ngô Quang Hưng Lê Sỹ Doanh Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis (Pitard) Cohen Stuart) và Trà hoa Vàng Sơn Động (Camellia euphlebia Merret Sealey var. microphylla) đều sống trong rừng thứ sinh nghèo kiệt, độ tàn che 0,5 – 0,6 (Ba Vì) và 0,5 – 0,65 (Sơn Động), có độ cao 500m (Ba Vì) và 300 – 350m (Sơn Động) so với mặt biển. Điều tra ô 6 cây cho thấy các loài thường mọc cùng với Trà hoa vàng ở Ba Vì là Kháo, Chân chim, Máu chó, … [Read more...]

Thực trạng và vai trò của canh tác nương rẫy đối với sinh kế người dân vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam

Hoàng Liên Sơn, Bùi Thị Hải Nhung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả điều tra thực trạng và vai trò của canh tác nương rẫy tại 4 tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng và Hà Giang cho thấy những thế mạnh tiềm năng của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý; kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém và năng suất cây trồng thấp do tập quán canh tác đất dốc kém bền vững nên tình trạng đói nghèo còn khá phổ biến. Tuy nhiên, nguồn sống chính của người dân bản địa còn phụ thuộc … [Read more...]

Ảnh hưởng của dịch chiết các bộ phận cây Keo lai đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Giáng hương và Dẻ đỏ

Hà Thị Mừng, Phạm Ngọc Thành Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Lê Quốc Huy Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 loại dịch chiết từ lá, rễ và thảm mục cây Keo lai thì dịch chiết từ lá có ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ lệ và tốc độ nảy mầm của hạt Kháo vàng, Giáng hương và Dẻ đỏ. Dịch chiết lá Keo lai ở độ đậm đặc 30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm hạt Kháo vàng xuống 30,0% và hạt Giáng hương xuống … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu thu hái, bảo quản, xử lý và gieo ươm hạt Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis) tại Tây Bắc

Phạm Quang Tuyến Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Quả Tô hạp Điện Biên thu hái vào tháng 12 khi quả bắt đầu chín chuyển từ màu xám xanhsang màu xám đen. Hạt Tô hạp bảo quản trong tủ lạnh thông thường, thời gian bảo quản khoảng 5 tháng hạt đã bắt đầu mất sức nảy mầm. Hạt Tô hạp xử lý với công thức nhiệt độ 400C ngâm trong 8h cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Cây con giai đoạn vườn ươm 4 tháng tuổi sinh trưởng tốt nhất với công thức thành phần ruột bầu … [Read more...]

Bước đầu thử nghiệm một số biện pháp thâm canh rừng Luồng kết hợp canh tác nông nghiệp trên đất trống ở xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Kết quả thí nghiệm một số biện pháp thâm canh rừng Luồng cho thấy trong 4 công thức thí nghiệm bón phân thì công thức sử dụng phân 1kg NPK + 10kg phân chuồng đã có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao và số thân Luồng. Đối với thí nghiệm sử dụng chất giữ ẩm AMS, chỉ tác động với lượng 10g chất giữ ẩm/1 gốc Luồng, chiều cao của Luồng đã tăng lên 0,4m so với đối chứng. Chiều cao của Luồng trong công thức 0,5kg NPK và 20g AMS/gốc cao hơn so với bón 0,5kg NPK và 10g AMS là 0,6m. Trên 1ha đất trống trọc … [Read more...]

Ứng dụng hàm lập nhóm để phân loại cấp sinh trưởng của rừng Tếch ở tỉnh Kamgpong Cham – Campuchia

Ly Meng SeangNghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TẮTBài báo này trình bày kết quả nghiên cứu phân loại cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành rừng Tếch ở tuổi 6, 12 và 18 bằng hàm lập nhóm. Bốn biến số được sử dụng để phân loại cấp sinh trưởng bao gồm đường kính thân cây ngang ngực , chiều cao thân cây, chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống và tuổi rừng. Tổng số cây đưa vào phân loại cấp sinh trưởng là 1.647 cây; trong đó số cây ở tuổi 6, 12 và 18 tương ứng là 697, 410 … [Read more...]

Một số đặc điểm lâm học của cây Chò chỉ (Parashore chinensis Wang Hsie) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ

Đoàn Đình Tam Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế và giá trị đa dạng sinh học cao, có tên trong sách đỏ của Việt Nam, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và cần được bảo tồn. Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, thích hợp với cả loại đất Feralit vàng nâu hoặc vàng đỏ và có thể sống thành quần thụ rừng và trong hệ sinh thái đó, chúng có thể có những vai trò khác … [Read more...]

Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm

Hà Thị Hiền Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dẻ đỏ Lithocarpus ducampii (H. et A. Camus) A. Camus thuộc họ Dẻ (Fagaceae) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên Dẻ đỏ còn rất ít, nhu cầu trồng rừng bằng cây bản địa ngày càng tăng, cần phải có những nghiên cứu cơ bản nhằm bổ sung hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của … [Read more...]

Kết quả xây dựng mô hình thí nghiệm xúc tiến tái sinh tại Lau Bai, Hoà Bình

Nguyễn Quang Khải Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA – JICA) được triển khai trên phạm vi 20 xã vùng hồ Hoà Bình. Mục tiêu của dự án nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật để phục hồi rừng tự nhiên bị suy thoái. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng là tạo rạch và đám trống, có gieo hạt bổ sung các loài cây lá rộng bản địa dưới rừng thứ sinh kiệt tại hiện … [Read more...]

Đặc điểm của một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh phía Bắc

Hoàng Văn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả điều tra một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Phú Thọ cho thấy hầu hết các rừng Luồng hiện có là rừng trồng thuần loài. Ngoài phương thức trồng thuần loài, Luồng còn được trồng hỗn loài với các loài cây lá rộng bản địa. Tuy nhiên, trong hầu hết các mô hình hỗn loài này các loài cây bản địa thường được đưa vào trồng dưới tán rừng Luồng sau 10-12 năm kinh doanh. … [Read more...]

[logo-slider]