Xác định cơ chế gây bệnh chết Thông mã vĩ của tổ hợp Nấm xanh (Ophiostoma sp) và một số loại mọt tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

Nguyễn Thị Thuý Nga

Phạm Quang Thu

Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng

Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Vườn quốc gia Tam Đảo có diện tích rừng thông bị nhiễm bệnh và chết đã lên tới 15,0ha và đang có chiều hướng gia tăng phạm vi dịch bệnh. Cây thông có hiện tượng vàng lá, héo dần rồi chết trong thời gian rất ngắn. Sau khi cây chết, vỏ cây bong thành từng mảnh, rất dễ bóc. Tách lớp vỏ cây bong lên thu được các loại mọt khác nhau. Từ các loại mọt này phân lập được Nấm xanh (Ophiostoma sp). Từ các mảnh gỗ bị bệnh cũng phân lập được Nấm xanh (Ophiostoma sp). Như vậy, Nấm xanh đã thâm nhập vào thân cây thông qua véc tơ truyền bệnh là các loài mọt hại vỏ cây sống. Sau khi Nấm xanh thâm nhập vào thân cây, chúng nảy mầm và phát triển nhanh trong thân cây, bịt toàn bộ mạch dẫn nước lên tán và lá cây dẫn đến tình trạng lá cây bị héo dần, vàng lá do thiếu nước và cây chết dần. Ngoài ra các loài mọt và sâu non của mọt tạo ra các đường vòng quanh thân cây, dẫn đến cây mất khả năng dẫn nhựa luyện nuôi cây và cây cũng chết dần. Như vậy, cơ chế gây bệnh chết thông là do tổ hợp Nấm xanh (Ophiostoma sp) và một số loại mọt hại vỏ cây sống.

Từ khóa : Nấm xanh (Ophiostoma sp), mọt hại vỏ cây sống

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu về lâm sản và đất canh tác của con người ngày càng cao, kéo theo hàng loạt các ảnh hưởng xấu về môi trường sinh thái. Theo Manraud, trước năm 1945, tỷ lệ che phủ của rừng nước ta chiếm 43% tổng diện tích đất đai của cả nước nhưng theo số liệu thống kê năm 2005, tỷ lệ che phủ đó chỉ còn lại xấp xỉ 37%. Vì vậy, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]