Ngày 9/6/2022, tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững và sơ kết 10 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Thanh Hóa”.
Hội nghị đã vinh dự được đón tiếp hơn 200 đại biểu tham gia gồm lãnh đạo UBDN tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, các sở Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý dự án lâm nghiệp, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các tập đoàn, tổ chức chứng nhận BV, quỹ bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh; các tổ chức nghiên cứu; các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các chuyên gia và cơ quan báo chí.
Tại Hội nghị, các vấn đề lớn của ngành đã được trình bày bao gồm các chính sách khuyến kích đầu tư, thực hiện hiệp định VPA/FLEGT và phát triển dịch vụ các bon rừng, thực hiện chứng chỉ rừng thông qua hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật lâm sinh cho tăng năng suất, chất lượng và quản lý bền vững rừng trồng sản xuất, phát triển ngành chế biến gỗ, các nguồn tài chính tiềm năng đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững.
Việc đảm bảo nguồn giống, chất lượng giống tốt và áp dụng các kỹ thuật lâm sinh quản lý rừng trồng phù hợp là chìa khóa cho nâng cao năng suất, chất lượng và quản lý rừng trồng bền vững. Cũng tại Hội nghị, TS. Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, thay mặt Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) đã giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chính của Viện bao gồm các giống cây mọc nhanh, các giống cây bản địa, các kỹ thuật quản lý lập địa và kỹ thuật lâm sinh quản lý trồng. Việc áp dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật lâm sinh đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với canh tác truyền thống.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là Tổ chức nghiên cứu đầu ngành về các lĩnh vực giống, lâm sinh, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, kinh tế và chính sách, sinh thái và môi trường. Viện sẵn sàng hợp tác và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để tạo ra rừng trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao và bền vững, góp phần nâng cao và tạo nguồn cung cấp gỗ bền vững cho ngành chế biến gỗ, đặc biệt là bảo vệ môi trường.
Trần Lâm Đồng – Viện Nghiên cứu Lâm sinh
Tin mới nhất
- THÔNG BÁO TUYỂN VIÊN CHỨC
- Nghiên cứu sinh Vũ Tiến Lâm bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
- Kiểm tra hiện trường các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ của Viện thực hiện tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
- Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Tổng công ty 15 (Binh đoàn 15) - Bộ Quốc phòng và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam về thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng Cao su
Các tin khác
- Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.
- Hội thảo – Tập huấn “Nâng cao chuỗi giá trị Tếch ở Việt Nam”
- Thúc đẩy hợp tác thực hiện chứng chỉ rừng ở Việt Nam
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc hỗ trợ cho các hộ gia đình kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu