Thông tin luận án Tiến sĩ của NCS Lê Văn Bình

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xin giới thiệu luận án của NCS Lê Văn Bình về đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biện pháp phòng trừ ong đen (Leptocybe invasa Fisher & La Salle) gây u bướu bạch đàn tại một số địa điểm ở miền bắc Việt Nam; chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng; mã số: 62 62 02 11.

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

  1. Loài Ong đen gây u bướu bạch đàn có tên khoa học Leptocybe invasa Fisher & La Salle, thuộc họ Eulophidae, bộ Cánh màng (Hymenoptera) và phân bố tại 26 địa điểm ở 9 vùng sinh thái ở Việt Nam, trong đó ở Phù Ninh, Phú Thọ Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla), dòng U6 tỷ lệ bị hại 57,2%, chỉ số bị hại 2,2; còn lại tại 25 địa điểm khác bị hại nhẹ đến trung bình.
  2. Đặc điểm hình thái loài Ong đen gây u bướu bạch đàn: Ong trưởng thành cái và ong trưởng thành đực có màu đen phớt xanh đến xanh ánh kim, kích thước trưởng thành cái dài trung bình 1.36 mm và trưởng thành đực dài trung bình 1.04 mm.
  3. Đặc điểm sinh học loài OĐGUBBĐ

–          Vòng đời có 4 pha: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng; nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 28,9oC, độ ẩm 78,5%, thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 131,5 ngày. Nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 26,1oC, độ ẩm 72,5%, thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 168,0 ngày.

–          Loài Ong đen gây u bướu bạch đàn trưởng thành xuất hiện 3 đợt gối nhau đợt I từ giữa tháng 11 năm trước đến đầu tháng 6 năm sau, lứa II từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 10, lứa III từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 12.

–          Trưởng thành cái thường hoạt động sau 9 giờ sáng và sau 2 giờ chiều và đẻ trứng vào trong lớp biểu bì của cành non, cuống và gân lá non bạch đàn. Vị trí đẻ trứng ở gân lá, cuống lá và ngọn non. Trung bình trưởng thành cái đẻ 139±0.53 trứng.

  1. Đặc điểm sinh thái loài OĐGUBBĐ

–          Gây hại nặng cây con ở vườn ươm và rừng trồng dưới 2 năm tuổi.

–          Xác định 4 loài thiên địch của loài Ong đen gây u bướu bạch đàn, trong đó có 1 loài thiên địch bắt mồi là nhện Linh miêu (Oxyopes sp.) bắt ong trưởng thành; 3 loài còn lại là thiên địch ký sinh giai đoạn trứng, sâu non và nhộng: (1) loài Ong vàng mắt nâu (Quadrastichus Mendeli), (2) Ong nâu vàng mắt đỏ (Aprostocetus sp.) và (3) Ong nâu cánh chấm (Megastigmus sp.);  trong đó loài Q. mendeli ký sinh trứng, sâu non và nhộng rất phổ biến. Đặc biệt 03 loài thiên địch ký sinh (Q. mendeliAprostocetus sp., Megastigmus sp.) lần đầu tiên được phát hiện cho khu hệ côn trùng ở Việt Nam.

  1. Các biện pháp phòng trừ OĐGUBBĐ

–          Sử dụng bẫy dính màu vàng diệt pha trưởng thành tại vườn ươm đạt hiệu quả cao nhất đạt 128,1 ong /bẫy. Ở rừng trồng một năm tuổi dùng bẫy dính màu vàng đặt ở độ cao từ 1,2 m đến1,6 m đạt hiệu quả cao nhất.

–          Cây Bạch đàn trắng được nhiễm nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) chủng Bb3 sinh trưởng phát triển nhanh hơn, tỉ lệ và chỉ số bị hại do loài Ong đen gây u bướu bạch đàn gây ra thấp hơn so với cây con không được nhiễm nấm. Chiều cao của cây con nhiễm nấm cao hơn 33,2% và tỷ lệ bị hại giảm 82,1% so với đối chứng là cây con không nhiễm nấm. Kết quả nghiên cứu trên mở ra một triển vọng mới trong phòng trừ sâu hại trên cây trồng nói chung và cây rừng nói riêng.

–          Sử dụng thuốc hoá học actara 25 WG để phòng trừ loài Ong đen gây u bướu bạch đàn giảm 94,4% ong trưởng thành vũ hóa so với đối chứng.

Chi tiết luận án và tóm tắt xem tại đây: Tóm tắt luân án và Luan an

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]