Tái sinh cây bản địa dưới tán rừng trồng và trên đất trống tại xã Nậm Lầu, Tỉnh Sơn La

Trần Văn Đô, Nguyễn Bá Văn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng rừng trồng và đất trống tại tỉnh Sơn La với mục tiêu so sánh khả năng tái sinh của cây bản địa dưới tán rừng trồng và trên đất trống, đánh giá ảnh hưởng của mật độ rừng trồng tới khả năng tái sinh cây bản địa. Ô dạng bản hình tròn, kích thước 200m2 được sử dụng để thu thập số liệu về loài và mật độ cây tái sinh. Một số chỉ tiêu đa dạng sinh học được áp dụng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học loài trong rừng trồng và trên đất trống. Tổng số có 22 loài cây bản địa tái sinh dưới tán rừng trồng loài Keo lá tràm với mật độ đạt 860cây/ha. Tái sinh tốt nhất ở mật độ rừng trồng là 1.660cây/ha. Số loài bản địa tái sinh thấp nhất dưới tán rừng trồng Bạch đàn với 12 loài xuất hiện và mật độ đạt 467cây/ha.
Từ khóa: Cây bản địa tái sinh, rừng trồng Keo lá tràm, rừng trồng Keo tai tượng, rừng trồng Bạch đàn, đất trống.

MỞ ĐẦU

Rừng tự nhiên Việt Nam bị giảm đi nhanh chóng trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau như: canh tác nương dẫy, chăn thả gia súc, chặt trộm (WCMC, 1994). Tính đến năm 2000, độ che phủ rừng chỉ đạt 32%. Trong tổng số gần 4 triệu ha đất trống đồi núi trọc thì vùng Tây Bắc chiếm gần 50%, tương đương với 2 triệu ha. Số loài cây rừng xuất hiện trên đất trống thấp, chủ yếu là các loài tiên phong, ít có giá trị kinh tế. Đất đai nghèo, xấu do đã bị xói mòn và rửa trôi.

Tại vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng, đã có nhiều loài cây bản địa được gây trồng trên vùng đất trống đồi núi trọc, tuy nhiên tỷ lệ sống thấp, sinh trưởng chậm. Nguyên nhân chính là do điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, đất xấu. Chính vì những nguyên nhân đó, việc phục hồi rừng trên đối tượng đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng trực tiếp các loài cây bản địa gặp rất nhiều khó khăn. Để phục hồi rừng trên đất trống đồi núi trọc thành công thì việc cải thiện các điều kiện tiểu khí hậu cũng như độ phì đất cho phù hợp với nhu cầu cây bản địa bằng việc gây trồng các loài Keo đã được tiến hành.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]