Phân hạng đất cấp vĩ mô cho trồng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) ở vùng Trung tâm

Nguyễn Văn Thắng, Ngô Đình Quế

Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trong khuôn khổ của đề tài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, 2006- 2009” chúng tôi đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng. Kết quả cho thấy 3 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng suất rừng trồng 2 loài trên là độ dày tầng đất, hàm lượng mùn tổng số và P2O5 dễ tiêu. Đề tài đã đề xuất bảng phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng loài cây này tại vùng Trung Tâm nhằm góp phần sử dụng đất một cách hợp lý để tạo ra các rừng trồng có năng suất cao, phòng hộ và bảo vệ môi trường.

Từ khoá: Phân hạng đất, Keo tai tượng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các loài Keo được đưa vào nước ta từ những năm 1960, là loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng thời lại có khả năng cải tạo đất cao. Với những ưu điểm trên, cây Keo đã nhanh chóng trở thành cây trồng rừng chủ lực cho ngành lâm nghiệp, đặc biệt là cho trồng rừng sản xuất nguyên liệu giấy, dặm, trong đó Keo tai tượng được coi là một trong các loài có triển vọng nhất cho trồng rừng đa mục đích: phòng hộ, cải tạo đất, cung cấp nguyên liệu.Trước đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn trồng rừng sản xuất hiện nay là cần phải lựa chọn chính xác loại đất phù hợp cho trồng rừng Keo tai tượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo tai tượng với một số đặc điểm đất đai làm cơ sở phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng ở vùng Trung tâm.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]