Ở Việt Nam mối hại gỗ có khoảng 27 loài. Giống Coptotermes gây hại mạnh nhất và chiếm tới 97% trong các công trình xây dựng, chúng phá hoại nghiêm trọng các công trình xây dựng, kho tàng … kỹ thuật diệt mối theo phương pháp lây nhiễm rất độc đáo và hữu hiệu nhưng vẫn phải sử dụng thuốc có nguồn gốc hoá học. Các loại thuốc này hiện đang không được phép sử dụng.
Thay thế thuốc chống mối nói riêng và thuốc bảo vệ thực vật nói chung, có nguồn gốc hoá học bằng chế phẩm vi sinh là điều mong ước của thực tế sản xuất Nông – Lâm – Nghiệp, đồng thời cũng là xu hướng trên thế giới. Các tác giả: Metschnikoff (1879). H.Hanel (1981, 1982), K.H.Domch (1980), H.Hanel and J.A.L. Watson (1983), Kentazo suzuki (1991), f.J.Milner (1991), Phạm Thị Thuỳ (1993, 1995), Tạ Kim Chỉnh (1994, 1996) đã cho biết:
– Vi nấm Metarrhizium có khả năng diệt côn trùng gây hại, đặc biệt là khả năng phòng trừ mối đất Ordontotermes, Nasutitermes.
– Với giống Nasutermes, khả năng gây bệnh của bào tử trần là nhanh nhất và tỷ lệ chết cao nhất.
– Metarrhizium không ảnh hưởng tới người và động vật bậc cao.Các đề tài nghiên cứu của phòng bảo quản Lâm sản (1994, 1998)… đã cho kết quả:- Đã tuyển chọn được 3 chủng Metarrhizium (ký hiệu M1, M2 và M5) có khả năng diệt được mối nhà Coptotermes theo phương pháp lây nhiễm.- Đã tạo được chế phẩm Metarrhizium nhưng lượng bào tử trần /gam chế phẩm còn thấp.
– Tính ổn định của chế phẩm được bảo quản theo thời gian còn thấp (<6 tháng).
Tin mới nhất
- Hội đồng sơ kết đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị và máy công tác chuyên dụng liên hợp với máy kéo có khả năng kéo bám và ổn định cao phục vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu công nghệ sản xuất gỗ khối (multilaminar block) chất lượng cao từ gỗ Keo
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia Mã số: ĐTĐL-G03/2014.
- Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất ván bóc ở Bắc Kạn
Các tin khác
- Nghiên cứu tỉ lệ hàm lượng tinh dầu có trong các thành phần (lá, nhánh, thân, vỏ, rễ) cây Trầm hương (Dó bầu) Aquilaria classna Pierre 20 năm tuổi trên vùng đảo Phú Quốc - Việt Nam
- Quy chế mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
- Kỹ thuật gây trồng, khai thác vỏ quế
- Cây dừa, cây của mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững
- Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng việt nam