Nâng cao chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia conifera Dandy) rừng trồng bằng phương pháp biến tính hóa học

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án: Nâng cao chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia conifera Dandy) rừng trồng bằng phương pháp biến tính hóa học.

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Xuân Thu

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

Cán bộ hướng dẫn 1: GS.TS Hà Chu Chử

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS Trần Văn Chứ

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

1. Đây là đề tài nghiên cứu về ổn định kích thước gỗ Mỡ trên cơ sở biến tính hoá học đầu tiên tại Việt Nam.

2. Đã xác định được thông số tối ưu khi ngâm gỗ Mỡ (ngâm thường) trong dung dịch PEG-600 (T = 510C, t = 8 giờ, N = 20%). Có thể áp dụng các thông số này vào sản xuất thử nghiệm để tạo ra loại gỗ Mỡ biến tính có độ ổn định kích thước cao hơn gỗ nguyên.

3. Đã xác định được ảnh hưởng của PEG-600 đến độ ổn định kích thước của Gỗ Mỡ biến tính với các chỉ tiêu cụ thể: Khả năng chống trương nở (ASE): 80%; Khả năng chống lại sự hút ẩm (MEE): 16,7%; Khả năng chống lại sự hút nước (RWA): 62,10%; Tỷ lệ tăng thể tích (B): 7,21%.

4. Đã xác định được bản chất cơ chế của quá trình biến tính hoá học gỗ Mỡ bằng PEG-600: trong trường hợp gỗ Mỡ biến tính bằng PEG-600, tác nhân biến tính không thấm sâu được vào thành thứ cấp của tế bào nhưng đã lấp đầy mao quản, không bào, gian bào và có thể cả thành sơ cấp của tế bào tạo ra hiệu quả ổn định kích thước của gỗ Mỡ biến tính. Nghiên cứu được sự phân bố của PEG-600 trên bề mặt gỗ thông qua sự biến đổi nano cấu trúc bề mặt gỗ Mỡ trước và sau biến tính theo phương pháp sử dụng kính hiển vi điện tử quyét.

5. Đã đề xuất nguyên tắc của một sơ đồ công nghệ biến tính gỗ Mỡ, có thể áp dụng sản xuất thử nghiệm tại các cơ sở chế biến gỗ trong nước với trang thiết bị sẵn có ở Việt Nam.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]