Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng: Dà vôi (Ceriop tagal C.B Robinson-1908), Vẹt tách (Bruguiera parviflora with and Arnold ex Griffith-1936), Su Mekong (Xylocarpus Mekongen

Đặng Công Bửu, Võ Ngươn Thảo

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Diện tích rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đã giảm sút một cách đáng kể trong nhiều thập niên gần đây do việc sử dụng đất rừng ngập mặn để nuôi tôm, làm ruộng muối, phát triển các khu công nghiệp, làm đường sá và phát triển đô thị với tốc độ nhanh chóng. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn đồng nghĩa với sự nghèo đi về tính đa dạng sinh học, giảm số lượng loài trong các vùng đất ngập triều.Các loài Dà Vôi, Vẹt Tách, Su Mekong và Mắm trắng là những loài chính của cấu trúc cây rừng ngập mặn, những loài này có giá trị kinh tế cao và có thể phát triển trên nhiều loại hình đất ngập mặn khác nhau. Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng các loài này với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh công tác khôi phục rừng ngập mặn, gia tăng tính đa dạng sinh học và tăng giá trị của rừng.

Phương pháp nghiên cứu đã thực hiện là tham khảo các tài liệu hiện có, thu thập số liệu biến động độ ngập triều, thu thập và phân tích vật rụng, thử nghiệm chất lượng giống và thử nghiệm trồng rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: – Có sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và đường kính cũng như sự tương quan giữa cấp tuổi, đường kính và mật độ của cây trong quần thụ của 4 loài nghiên cứu. – Mật độ trồng rừng 20.000 cây/ha là phù hợp cho 3 loài Dà Vôi, Vẹt Tách và Mắm trắng, trong khi đó mật độ trồng rừng 5.000 cây/ha là phù hợp cho loài Su Mekong. Việc trồng rừng trực tiếp bằng hạt giống hay trụ mầm có thể cho kết quả trong một vài trường hợp. Các hóa chất sinh học có thể dùng để phòng trừ sự cắn phá của loài Ba Khía khi trồng trực tiếp bằng trụ mầm tại các điều kiện lập địa đặc biệt.- Tỉa thưa rừng sau khi trồng là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của rừng và sử dụng được các sản phẩm trung gian. Chi tiết về thời gian và cường độ tỉa thưa có thể tham khảo trong báo cáo chính.

Từ khóa: Sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, Dà vôi, Vẹt tách, Su Mêkong, Mắm trắng, Đồng bằng sông Cửu Long

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ ngập triều cửa sông, trên vùng đất phù sa bồi tụ ven biển và vùng đầm lầy. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao và khá phong phú về chủng loại thực vật và động vật.

Do đặc điểm rừng ngập mặn phát triển trên các vùng đất giàu tiềm năng và chưa ổn định, là nơi gánh chịu nhiều tác động của con người như lạm dụng tài nguyên rừng, khai phá rừng để lấy đất nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp, làm muối và phát triển các khu công nghiệp, do đó diện tích rừng ngập mặn đã giảm sút nhanh chóng, đồng thời với việc giảm sút diện tích sự suy giảm về số lượng các loài thực vật vàsố lượng cá thể của từng loài cây rừng ngập mặn cũng rất đáng kể. Các loài Dà Vôi, Vẹt tách, Su Mekong, Mấm Trắng, Đước là những loài cây thân gỗ có giá trị kinh tế với đặc tính gỗ rất tốt, chất lượng bền, đẹp với nhiều công dụng trong xây dựng, trang trí nội thất và sử dụng làm đồ mỹ nghệ, dễ thích nghi trên các điều kiện lập địa đặc thù, ổn định đất.

Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh tăng trưởng để đề xuất các biện pháp gây trồng rừng các loài Dà Vôi, Vẹt Tách, Su Mekong và Mắm Trắng là rất cần thiết, để góp phần vào công cuộc khôi phục rừng ngập mặn theo hướng đa dạng sinh học, tăng hiệu quả sử dụng đất rừng ven biển, tạo sự phong phú và đa dạng về sản phẩm lâm nghiệp trong vùng ngập triều, tăng cường vai trò phòng hộ đồng thời ổn định môi trường ven biển vốn rất nhạy cảm trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Đề tài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Dà vôi, Vẹt tách, Su Mekong, Mắm Trắng và Đước được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về khôi phục rừng ngập mặn để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa tăng cường vai trò phòng hộ, duy trì và phát triển tính đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, ổn định môi trường đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn gene các loài thực vật rừng ngập trong vùng ngập triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 209-317)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]