Điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh tây nguyên (1998-1999)

Đỗ Đình Sâm,

Phạm Đình Tam, Nguyễn Trọng Khôi

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 30% diện tích rừng toàn quốc, là đầu nguồn của nhiều con sông lớn chảy xuống miền Trung, Đông Nam bộ và Mê Kông, là nhân tố quan trọng bảo đảm cân bằng sinh thái để phát triển kinh tế xã hội trong vùng cũng như cả nước. Đây cũng là vùng kinh tế giàu tiềm năng về phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và nghề rừng.

Nhưng từ sau ngày giải phóng đến nay, diện tích rừng tự nhiên của Tây Nguyên bị giảm sút nhanh chóng. Bình quân hàng năm mất khoảng 25-27 nghìn ha, là vùng có diện tích rừng bị mất lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là nạn phá rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Nguyên có khoảng 1.081.088 người, 191.267 hộ là người dân tộc thiểu số bản địa, chiếm khoảng 32,3% dân số toàn vùng, cộng thêm một bộ phận không nhỏ dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc. Hầu hết trong số này đều sống trong rừng và quanh rừng, cuộc sống của họ dựa vào chặt đốt rừng làm nương rẫy, vốn là tập quán lâu đời của họ. Phương thức canh tác này đã không đem lại cho đồng bào cuộc sống ấm no mà còn phá hủy nguồn tài nguyên rừng quý báu của Tây Nguyên. Mặc dù từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều dự án vận động định canh định cư, nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn. Nạn du canh du cư vẫn tiếp diễn, rừng tự nhiên hàng năm vẫn bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là vấn đề hết sức cấp thiết.

Từ thực tế đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án:Điều tra, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của phương thức canh tác nương rẫy đến việc bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên, nhằm đề xuất các giải pháp kinh tế kỹ thuật hạn chế canh tác nương rẫy góp phần bảo vệ và phục hồi rừng ở Tây Nguyên”.

I. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra

1. Mục tiêu

– Nắm được thực trạng tình hình sản xuất nương rẫy ở Tây Nguyên nhằm định ra các chiến lược hạn chế canh tác nương rẫy góp phần bảo vệ và phục hồi rừng.

– Xác định mức độ ảnh hưởng của phương thức canh tác nương rẫy đến sự suy giảm rừng tự nhiên, từ đó đề xuất các giải pháp kinh tế kỹ thuật phục hồi rừng và ổn định đời sống cộng đồng dân cư trong rừng và gần rừng.

2. Nội dung

– Điều tra thực trạng sản xuất nương rẫy và các giải pháp canh tác hiện nay tại các vùng dân tộc chủ yếu của 4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng.

– Điều tra kinh tế hộ gia đình.

– Điều tra đánh giá tình hình phục hồi rừng sau nương rẫy.

– Điều tra tình hình thực hiện chính sách Nhà nước có liên quan đến nương rẫy và bảo vệ rừng.

3. Phương pháp điều tra

– Tham khảo các tài liệu, bản đồ có sẵn của vùng Tây Nguyên từ trước đến nay.

– Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn RRA và PRA để điều tra đánh giá về tập quán canh tác của đồng bào, đặc điểm kinh tế hộ gia đình và tình hình thực hiện chính sách của các địa phương.

– Sử dụng phương pháp điển hình để lựa chọn đối tượng và quy mô điều tra.

– ứng dụng phương pháp điều tra theo tuyến để khoanh vẽ sơ đồ phân bố rẫy tại thực địa và sử dụng chương trình MAPINFOR trên máy vi tính để tính toán diện tích các loại.

– ứng dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 500m2 để điều tra tình hình tái sinh phục hồi rừng sau nương rẫy.

– Việc tính toán thu nhập và phân loại đối tượng hộ được thống nhất như sau:

+ Thu nhập được tính bình quân theo đầu người quy thóc.

+ Phân loại đối tượng hộ dựa vào tiêu chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

II. Kết quả thực hiện dự án

1. Đánh giá chung về đặc điểm KTXH vùng dự án

* Tiềm năng

– Tây Nguyên là một vùng kinh tế có thế mạnh về đất đai, bình quân diện tích đất đai là 1,87ha/ người, cao hơn nhiều so với bình quân của cả nước (0,46 ha/ người). Đất đai màu mỡ, cộng thêm khí hậu ôn hoà thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và rau xanh.

– Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ lớn nhất cả nước. Động thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, nhiều loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

– Hệ thống giao thông ở Tây Nguyên rất thuận lợi, với 3 sân bay, các quốc lộ 14, 19, 20, 26, 27, 28 cùng với các tỉnh lộ, huyện lộ và các đường liên thôn, liên xã dầy đặc đã nối liền Tây Nguyên với mọi miền của Tổ quốc.

* Hạn chế

Tây Nguyên có đến 37 dân tộc ít người chiếm khoảng 1/ 3 dân số toàn vùng, trình độ dân trí thấp. Có nhiều buôn, nhiều xã hầu như không có phụ nữ dân tộc nào biết nói tiếng phổ thông, rất nhiều xã không có các trường trung học cơ sở. Nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu làm hạn chế đến việc tiếp thu các tiến bộ KHKT.

– Tỉ lệ tăng dân số được xếp vào loại lớn nhất của cả nước (3,5%/ năm), trong đó tăng tự nhiên khoảng 2% còn lại là tăng cơ học. Việc tăng dân số quá nhanh gây nên sức ép đến tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

2. Thực trạng canh tác nương rẫy

* Hiện trạng sử dụng đất vùng dự án

Dự án đã điều tra tổng quát tại 4 tỉnh, 8 huyện và tiến hành điều tra kỹ tại 16 xã đại diện cho 8 dân tộc bản địa có dân số đông nhất của các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả được tổng hợp trong biểu 1 dưới đây:

Biểu 1. Hiện trạng sử dụng đất
TT §Þa ph­¬ng Tæng diÖn tÝch ®ÊtTN(ha) §Êt l©m nghiÖp §Êt n«ng nghiÖp §Êt kh¸c
DiÖn tÝch

(ha)

% so

víi Tg.sè

DiÖn tÝch

(ha)

% so víi

Tg.sè

DiÖntÝch

(ha)

% so víi Tg.sè
I Kon Tum 966.200 868.152 89,85 53.594 5,55 44454 4,6
01 X· Dak Roong 8.710 34.09 39,14 666 7,65 4.635 53,21
02 X· Dak M«n 6.810 2.151 31,59 725 10,64 3.934 57,77
03 X· Dak Hµ 9.178 8.644 94,18 351 3,82 183 1,99
04 X· Ngäc Tô 17.107 8.896 52,0 555 3,24 7656 44,7
II Gia Lai 1.597.000 850.508 53,26 267.985 16,78 438.507 27,4
05 X· IA PhÝ 6.200 140 2,26 1.703 27,47 4.357 70,27
06 X· IA M’n«ng 23.611 5.736 24,24 1.174 4,96 16.751 70,8
07 X· Kroong 2.6321 20.600 78,26 1.087 4,13 4.634 17,6
08 X· T¬ Tung 10.206 8.042 78,8 1.268 12,42 896 8,78
III §¨k L¾k 1.953.500 1.214.286 62,16 392.336 20,08 346.878 17,76
09 X· Ea Mdroh 12.118 4.463 36,83 4.816 39,74 2.839 23,43
10 X· Ea Tul 5.600 0 0 3.920 70,0 1.680 30,0
11 X· §¨k Ha 24,009 20.639 85,96 582 2,42 2.789 11,6
12 X· Qu¶ng S¬n 52.633 45.465 86,38 566 1,07 6.602 12,54
IV L©m ®ång 996.220 664.400 66,69 145.517 14,61 186.303 18,7
13 X· §¹ Sar 24.820 22815 91,92 715 2,88 1.290 5,20
14 X· §¹ T«ng 14,560 12.233 84,02 972 6,67 1.356 9,31
15 X· Phi Liªng 15.980 11.646 72,88 1.975 12,36 2.359 14,76
16 X· Léc B¾c 26.410 22.341 84,59 545 2,06 3.524 13,34

– Phân bố diện tích đất tự nhiên giữa 4 tỉnh có sự khác nhau khá lớn. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích lớn nhất (1.953.500 ha), tiếp đó đến Gia Lai (1.597.000 ha), Lâm Đồng và Kon Tum là 2 tỉnh có diện tích tự nhiên ít nhất vùng Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên của 2 tỉnh này chỉ bằng của tỉnh Đắk Lắk. Diện tích đất đai bình quân của toàn vùng là 1,44 ha/ người, trong đó tỉnh Kon Tum là 3,82 ha/ người, Gia Lai 1,79 ha/ người, Đắk Lắk là 1,18 ha/ người và thấp nhất là Lâm Đồng 0,97 ha/ người.

– Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên (68,27%), trong đó lớn nhất là tỉnh Kon Tum (89,85%) và thấp nhất là Gia Lai (53,26%).

– Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (15,6%), trong đó Kon Tum: 5,55%, Lâm Đồng: 14,61%, Gia Lai: 16,78% và cao nhất là tỉnh Đắk Lắk: 20,08%.

– Kết quả điều tra tại 16 xã điển hình cho thấy chênh lệch diện tích đất tự nhiên giữa xã lớn nhất so với xã bé nhất là gần 10 lần. Bình quân diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người của các xã điều tra biến động từ 0,66 ha đến 11,76 ha. Tỷ lệ các loại đất cũng có chung đặc điểm: Đất lâm nghiệp lớn (trên 50%), đất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (bình quân 14,13%). Ngoài ra, hầu hết các xã đều có một diện tích đất hoang hoá, chưa được sử dụng, bình quân chiếm khoảng 32% quỹ đất của xã. Số diện tích này đang được các địa phương quy hoạch sử dụng cho mục đích nông nghiệp hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng.

* Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở các xã vùng dự án

Biểu 2.Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của các xã điều tra

TT §Þa ph­¬ng Tæng

(ha)

Ruéng vµ mµu (ha) N­¬ng rÉy (ha) C©y CN l©u n¨m (ha) C©y kh¸c (ha)
DiÖn

tÝch

% so víi tæng sè DiÖn

tÝch

% so

víi TS

DiÖn

tÝch

% so

víi TS

DiÖn

tÝch

% so

víi TS

1 Kroong 1087,10 260,85 24.00 752,96 69,27 73,24 6,74 0 0
2 T¬ Tung 1268 276 21,77 761,30 60,04 0 0 230,70 18,19
3 Ia phÝ 1703 209,5 12,3 438,5 25,75 1055 61,94 0 0
4 M’Nong 1174 447 38,07 454,00 38,67 273 23,25 0 0
5 Ngäc Tô 554,50 87,50 15,78 377 67,99 90 16,23 0 0
6 §¾c Hµ 351 11,60 3,30 319,40 91 20 5,70 0 0
7 §¾c Kroong 666 172,50 25,90 407,50 61,18 86 12,91 0 0
8 §¾c M«n 724,40 132,50 18,29 360,50 49,77 231,40 31,94 0 0
9 §¾c M®roh 4815,50 1005,50 20,88 2387,50 49,58 832,80 17,29 589,70 12,25
10 §¾c Tul 3920,00 5,50 0,14 56,50 1,44 2750,50 70,17 1107,50 28,25
11 §¾c Hµ 564,50 0 0 302,0 53,50 262,5 46,50 0 0
12 Qu¶ng S¬n 1247 0 0 722,50 57,94 524,50 42,06 0 0
13 D¹ Sa 696,50 319 44,82 160,80 23,10 173,60 24,94 42,80 6,15
14 §¹ T«ng 971,50 306,80 31,58 23,80 2,45 372,70 38,36 268,20 27,61
15 Phi liªng 1975,40 38,70 1,96 147 7,44 886,50 44,88 903,27 45,72
16 Léc B¾c 545,20 73 1,39 35,50 6,51 436,70 80,10 0 0
B×nh qu©n 16,19 41,64 32,57 9,60

 

Nhận xét:

Tây Nguyên có 4 loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu: canh tác lúa nước và hoa màu, canh tác nương rẫy, trồng cây công nghiệp dài ngày. Ngoài ra, ở một số xã gần đường, gần đô thị, người dân có trình độ dân trí cao … thì có thêm diện tích đất vườn để trồng cây ăn quả, rau xanh ..vv… Đặc trưng của các loại hình sử dụng đất của các xã có thể tóm tắt như sau:

+ Về lúa nước và màu:

Hầu hết diện tích này phân bố ở những nơi bằng phẳng, nơi có độ dốc dưới 50, đất tốt và có điều kiện giữ nước (ít nhất là trong mùa mưa). Nhìn chung số diện tích này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số đất nông nghiệp. Tỷ lệ diện tích lúa nước và màu biến động từ 0,14 % – 45,82 %, bình quân chung là 16,19% so với đất nông nghiệp. Tuy diện tích lúa nước không lớn nhưng loại hình sản xuất này vẫn mang tính bền vững cao, là nguồn cung cấp lương thực cần thiết tại chỗ cho người dân.

+ Về canh tác nương rẫy:

Đây là kiểu sử dụng đất chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Theo biểu 2 thì tỷ lệ đất đang làm nương rẫy so với diện tích đất nông nghiệp bình quân chiếm 41,64%, gấp 2,5 lần đất ruộng lúa và màu. Trong đó bình quân của các xã thuộc tỉnh Kon Tum là 67,5%, các xã thuộc tỉnh Gia Lai là 48,43%, các xã thuộc tỉnh Đắk Lắk là 40,97% và thấp nhất là tỉnh Lâm Đồng 9,71%. Kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ đất nương rẫy ở các xã thuộc 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên cao hơn 2 tỉnh Nam Tây Nguyên, chênh lệch giữa 2 vùng là 2,3 lần. Hầu hết các xã có diện tích nương rẫy nhiều đều là những xã có quỹ đất lớn đặc biệt là đất lâm nghiệp, các xã vùng sâu vùng xa, trình độ canh tác của người dân còn lạc hậu và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn yếu.

+ Về cây công nghiệp:

Cây công nghiệp chủ yếu là cà phê. Theo thống kê của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, diện tích cà phê hiện nay ở Gia Lai đã lên đến 86.100 ha, chiếm 32% tổng số đất nông nghiệp và ở Đắk Lắk là 164.988 ha cà phê, chiếm 42% tổng diện tích đất nông nghiệp. Chỉ tính trong 3 năm từ 1995-1997 ở Đắk Lắk diện tích cà phê đã tăng lên 33.869 ha, bình quân mỗi năm tăng 11.289 ha và ở Gia Lai tăng 26.856 ha, bình quân mỗi năm tăng 8.932 ha.

Qua số liệu điều tra của 16 xã thì bình quân diện tích cây công nghiệp chiếm 32,57%. Các xã thuộc tỉnh Đắk Lắk có diện tích trồng cây công nghiệp nhiều nhất (47,07% so với đất nông nghiệp) và các xã của tỉnh Kon Tum có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày thấp nhất (16,7% so với đất nông nghiệp)

* Thực trạng nương rẫy vùng điều tra

Tổng hợp số liệu từ các nguồn kết hợp tính toán trên cơ sở các số liệu dự án đã điều tra cho thấy như sau:

+ Diện tích đất nương rẫy:

– Toàn vùng Tây Nguyên hiện có 198.245 ha nương rẫy đang canh tác, trong đó tỉnh Kon Tum là 18.923 ha, tỉnh Gia Lai có 49.650 ha, tỉnh Đắc Lắk có 87.704 ha và tỉnh Lâm Đồng có 42.939 ha; ngoài ra, còn có khoảng 400 ngàn ha đất để luân canh và như vậy tổng diện tích sử dụng cho nương rẫy hàng năm xấp xỉ 600 ngàn ha. Hầu hết diện tích này đều phải lấy trong quỹ đất lâm nghiệp.

– Qua tổng hợp số liệu điều tra ngoại nghiệp của 16 xã cho thấy diện tích nương rẫy bình quân đầu người tính cho 1 hộ là 0,624ha và 1 khẩu là 0,108 ha chiếm 40,75% diện tích canh tác nông nghiệp, thấp hơn bình quân chung của toàn quốc thời kỳ 1991-1995 (0,110 ha/ người), của Tây Nguyên (0,109 ha/ người) và của Tây Bắc (0,148 ha/ người). Tỷ lệ diện tích đất nương rẫy so với đất nông nghiệp của các xã thuộc 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên cao hơn các xã thuộc 2 tỉnh Nam Tây Nguyên. Bình quân các xã phía Bắc chiếm khoảng 60%, các xã phía Namchiếm 28,6%.

+ Biến động diện tích nương rẫy:

Diện tích canh tác nương rẫy ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn có chiều hướng tăng dần trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo thống kê của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Tổng Cục địa chính và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh thì ở Gia Lai năm 1993 có 23.398 ha đất nương rẫy, năm 1997 có 69.213 ha, tăng 45.815 ha, trung bình mỗi năm tăng 11.400 ha. Tỉnh Kon Tum 1993 có 8.000 ha nương rẫy nhưng đến năm 1997 tăng lên 15.117 ha, bình quân mỗi năm tăng 1.779 ha. Tỉnh Đắk Lắk năm 1993 có 47.785 đến năm 1997 có 84.033 ha, mỗi năm tăng 9.074 ha. Nhưng mấy năm gần đây, điều tra thực tế tại một số huyện và xã điển hình cho thấy diện tích nương rẫy có chiều hướng không tăng hoặc tăng không đáng kể.

 

Biểu 3. Diễn biến nương rẫy ở một số huyện, xã điều tra

TT §Þa ph­¬ng DiÖn tÝch n­¬ng rÉy qua c¸c n¨m (ha) T¨ng gi¶m (ha)

so víi 95

1995 1996 1997 1998
1 H.K.Bang(Gia Lai) 7.371,2 7.771,2 9.158,14 7.348,21 – 22,99
2 H.§¾kglei (Kon Tum) 2.653,4 2.631,5 2.605,1 2.081,62 – 571,78
3 H.C­Mgar (§¾k L¾k) 7.625 7.071 6.375 6.350 – 1.275
1 X· K.roong 1.001, 1.210,3 1.028,4 1.028,4 + 27,4
2 X.T¬ Tung 1.050 821, 797 761,3 – 288,7
3 X.§¾k Kroong 235,5 228,0 215,5 211, – 24,5
4 X,§¾k M«n 185,0 197,5 203 203,0 + 18,0
5 X.§¹ Sa 271,6 260,0 260,0 260,8 – 10,80

+ Một số đặc điểm canh tác nương rẫy:

– Chukỳ canh tác:

Chukỳ canh tác rẫy của các dân tộc trong vùng điều tra có đặc điểm là thời gian canh tác ngắn, thời gian bỏ hóa dài. Trước đây thời gian bỏ hóa thường kéo dài 10 – 15 năm, nhưng gần đây phần lớn chỉ 3 – 5 năm và đang có xu hướng rút ngắn dần, thậm chí một số nơi không còn thời gian bỏ hóa.

– Phương thức canh tác rẫy:

Hầu hết các dân tộc Tây Nguyên đều có tập quán canh tác nương rẫy với phương thức chủ yếu là phát – đốt – chọc lỗ – bỏ hạt- làm cỏ và thu hoạch. Khác với người H’mông, người Thái ở các tỉnh phía Bắc, dụng cụ sản xuất của các dân tộc Tây Nguyên hết sức thô sơ, đơn giản. Riêng chỉ có dân tộc Gia Rai ở Chư Pảh, dân tộc Bahnar ở Kbang, dân tộc Châu Mạ, Cơ ho huyện Lạc Dương đã biết cày bừa. Một số các dân tộc ngày nay đều đã biết luân canh nối tiếp cây sắn trên đất đã canh tác bạc màu sau 1-2 vụ lúa hay ngô như người Xê Đăng, Giẻ Triêng ở Kon Tum, hoặc trồng xen cây đậu, lạc với ngô như người Êđê ở CưMgar.

– Năng suất 1 số loại cây trồng chính trên nương:

Nhìn chung năng suất bình quân của một số loài cây trồng chính trên nương ở Tây Nguyên cao hơn so với các tỉnh vùng núi phía Bắc (năng suất lúa nương địa phương ở Lai Châu là 0,9-1,0 tấn/ ha, ở Sơn La là 0,8-0,9 tấn/ ha, ở Hoà Bình 0,7-0,8 tấn/ ha). Tuy nhiên, hầu hết người dân tộc vẫn duy trì lối canh tác quảng canh, ít áp dụng các giống mới. Qua điều tra 16 xã mới có 5/ 16 xã (chiếm 31%) đã áp dụng một số giống mới vào sản xuất như: lúa tẻ Thái Lan, ngô lai (ĐK88, Q2, TSB1,…), các loại đậu có năng suất cao (ĐX3, ĐT84,…), nhưng nếu tính số hộ áp dụng giống mới vào sản xuất trên nương chỉ mới có khoảng 15-20% tổng số. Năng suất các loại nương ở những vùng có sử dụng giống mới cao hơn từ 1,5 đến 2,5 lần các giống địa phương.

3. Kết quả điều tra về đặc điểm kinh kế hộ gia đình

* Cơ cấu thu nhập

Các nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là từ làm ruộng; nương rẫy; trồng cây công nghiệp; chăn nuôi; lương, phụ cấp xã hội và các khoản khác như dịch vụ, làm rừng..vv….

– Bình quân thu nhập được phân bổ cho các nguồn: canh tác lúa nước chiếm 14,66%, canh tác nương rẫy 26,58%, trồng cây công nghiệp 33,37%, chăn nuôi 6,02% và các khoản thu còn lại chiếm 19,37%. Như vậy, nguồn thu nhập từ cây công nghiệp và nương rẫy đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các xã (xấp xỉ 60%).

– Hai tiểu vùng Bắc và Nam Tây Nguyên có cơ cấu thu nhập khác nhau: các tỉnh Bắc Tây Nguyên thu nhập chủ yếu từ hai nguồn canh tác nương rẫy và lúa nước (chiếm 67,68%), trong đó thu nhập từ nương rẫy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu (45,23%). Các tỉnh t

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]