Đề xuất sử dụng kích thước thích hợp của ô tiêu chuẩn và đa dạng sinh học thực vật rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận

Nguyễn Duy Chính

Khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt

Huỳnh Kim Ánh

Khoa Khoa học Tự nhiên, Đại học Phú Yên

TÓM TẮT

Sử dụng phương pháp ô xếp chồng để xác định diện tích thích hợp của ô tiêu chuẩn đủ để nghiên cứu đa dạng sinh học ở kiểu rừng Thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận. Các ô xếp chồng có kích thước: 10x10m, 15x15m, 20x20m, 25x25m, 30x30m, 35x35m và 40x40m. Ô tiêu chuẩn được xác định với kính thước 35x35m lá thích hợp cho nghiên cứu đa dạng thực vật, đặc biệt là với rừng Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và các vùng lân cận trên các đai cao độ từ 800m đến 2000m. Với tổng số 20 ô tiêu chuẩn được thực hiện, chỉ số đặc trưng chung về đa dạng sinh học (chỉ số trung bình), thành phần loài và đa dạng dạng sống của kiểu rừng này đã được xác định, trong đó chỉ số Margalef trung bình (DMarg) được là 3,76. Thành phần loài khá giàu và đa dạng, bao gồm 244 loài thuộc 179 chi, 68 họ của 4 ngành thực vật có mạch (Lycopodiphyta, Poplypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta). Có 8 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Có 8 dạng sống trong đó: Megaphanerophytes (0,82), Microphanerophytes (9,01), Nanophanerophytes (18,44), Chamaephytes (27,46), Therophytes (27,05), Lianophanerophytes (6,15), Cryptophytes (6,65) và Epiphytes (4,51).

Từ khóa: Ô xếp chồng, Đa dạng sinh học, Rừng Thông ba lá, Chỉ số Margalef, Lâm Đồng.

(Trang 1157-1169)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]