Đánh giá tính đa dạng di truyền các vườn giống vô tính Keo tai tượng bằng chỉ thị vi vệ tinh

Lê Sơn, Dương Thị Hoa, Hà Huy Thịnh

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng

Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sử dụng các chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite) để đánh giá tính đa dạng di truyền của 100 dòng vô tính trong các vườn giống Keo tai tượng tại Ba Vì (Hà Nội) và Cầu Hai (Phú Thọ) cho thấy các xuất xứ trong vườn giống có tính đa dạng di truyền với số alen trung bình là 3,078, số alen có hiệu lực là 2,731, tỷ lệ dị hợp tử quan sát là 0,495, tỷ lệ dị hợp tử mong đợi là 0,437. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ giao phối cận huyết trong các vườn giống chỉ khoảng 14%. Có thể chia 8 xuất xứ trong vườn thành 4 nhóm: một nhóm gồm 5 xuất xứ, ba nhóm còn lại mỗi nhóm gồm 1 xuất xứ với giá trị khoảng cách di truyền ở mức độ sai khác trung bình. Các vườn giống vô tính Keo tai tượng với 100 dòng có thể đủ tính đa dạng di truyền và tỷ lệ thụ phấn chéo cần thiết để tạo giống.

Từ khóa:Keo tai tượng, Đa dạng di truyền, Chỉ thị phân tử, Vườn giống vô tính.

 

MỞ ĐẦU

Keo tai tượng (Acacia mangium) là loài cây trồng rừng chủ yếu trong các chương trình trồng rừng của các nước châu Á – Thái Bình Dương bởi khả năng sinh trưởng nhanh cũng như khả năng thích ứng với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, là nguồn cung cấp gỗ thương mại chủ yếu để giảm áp lực chặt phá rừng tự nhiên. Keo tai tượng có gỗ màu sáng, không chỉ là sự lựa chọn cho sản xuất đồ mộc gia dụng mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy.

Trong các nghiên cứu về chọn giống cây rừng được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam các vườn giống vô tính Keo tai tượng tại Ba Vì (Hà Nội) và Cầu Hai (Phú Thọ) đã được xây dựng với 100 dòng vô tính nhằm cung cấp nguồn giống được cải thiện cho các chương trình trồng rừng cũng như làm nguyên liệu ban đầu cho các chương trình nghiên cứu cải thiện giống Keo tai tượng ở nước ta.

Chỉ thị di truyền phân tử (Molercular genetic makers) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công tác cải thiện giống cây rừng, là công cụ để đánh giá mức độ đa dạng tính di truyền của bố mẹ tham gia lai giống, xác định tỷ lệ thụ phấn chéo trong các vườn giống cũng như mối quan hệ di truyền giữa các loài, xuất xứ. Đánh giá và so sánh tính đa dạng di truyền trong các vườn giống vô tính là cơ sở đểxác định số lượng dòng vô tính và thiết kế các phép lai nhân tạo, quản lý các vườn giống trong các chương trình chọn giống cây rừng.

Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của 100 dòng vô tínhtừ 8 xuất xứ trong vườn giống bằng 8 chỉ thị vệ tinh (microsatellite) ngoài việc đánh giá chất lượng di truyền của vườn giống còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn các cặp bố mẹ lai giống và xác định mục tiêu chọn giống và nhân giống vô tính trong các chương trình cải thiện giống các loài keo ở nước ta.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1, năm 2012, trang 2077-2084

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]