Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân xã quản lý tại huỵện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Nguyễn Văn Tùng

Phòng Nông nghiệp và PTNThuyện Lục Nam, Bắc Giang

TÓM TẮT

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân (UBND) các xã tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang quản lý là 1.417,07ha. Diện tích này phân bố ở 3 xã là xã Lục Sơn là 500ha, Nghĩa Phương là 767,07ha, Cẩm Lý là 150ha.Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND các xã thuộc huyện Lục Nam quản lý hiện nay chủ yếu là rừng và đất rừng tự nhiên có trữ lượng thấp, đất chưa có rừng trạng thái Ia, Ib, Ic. Biện pháp quản lý chủ yếu được Ban bảo vệ và phát triển rừng thực hiện là thực hiện công tác tuyên truyền vận động người dân, đóng biển cấm phá rừng,… phối hợp với các ban ngành của các xã tiến hành kiểm tra, truy quét và ngăn chặn các vụ vi phạm, xâm lấn, phá rừng, khai thác gỗ trái phép,… Các hoạt động phát triển rừng hầu như không có, vì vậy chất lượng rừng không được cải thiện. Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động quản lý rừng và bảo vệ đất lâm nghiệp của UBND các xã được lấy từ các dự án như 661, hỗ trợ từ Ban quản lý khu du lịch sinh thái suối Mỡ, Ban quản lý bảo tồn tây Yên Tử.

Từ khóa: Quản lý rừng và đất lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân xã, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là một huyện miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 32.153,5ha, chiếm 54% tổng diện tích tự nhiên. Cũng như các địa phương khác trên phạm vi cả nước, vấn đề thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện cũng được thực hiện từ khá lâu, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ và cải thiện sinh kế cho cộng đồng trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, toàn huyện có khoảng 1.017,07ha rừng và đất rừng thuộc địa bàn 3 xã Nghĩa Phương (767,07ha), Lục Sơn (200ha) và Cẩm Lý (50ha) hiện chưa giao được cho các đối tượng để quản lý, sử dụng. Các diện tích này hiện do UBND các xã quản lý với các biện pháp áp dụng chủ yếu là bảo vệ, hiệu quả quản lý rừng chưa cao, nhiều vụ vi phạm lâm luật vẫn thường xuyên xảy ra, chất lượng rừng kém và không được cải thiện. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu này đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa, góp phần đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2012, trang 2253-2261)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]