Đánh giá kết quả tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ trầm hương

Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn ThànhTrung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sảnViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamI. Đặt vấn đềCây Dó trầm (Aquilaria crassna) còn gọi là cây Trầm hương, một số địa phương gọi là cây Tóc, là cây có khả năng sinh trầm trong thân. Trầm hương và tinh dầu chiết suất từ cây Trầm hương được con người biết tới từ xa xưa và có rất nhiều công dụng. Trong y học cổ truyền chúng được dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh như: đau ngực, hen suyễn, khó thở, cảm hàn, đau bụng, lợi tiểu, trợ tim, thấp khớp,… Trong công nghiệp mỹ phẩm dùng làm chất định hương, chế biến các loại dầu thơm, nước hoa cao cấp,… Trong tín ngưỡng dùng làm hương nhang và nến đốt trong các dịp lễ tết, dùng khi hoả táng hoặc ướp xác người quá cố,… (Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2007). Tuy có nhiều công dụng và nhu cầu sử dụng lớn, nhưng Trầm hương tự nhiên đã cạn kiệt, phong trào trồng rừng Dó trầm và tạo trầm trên cây Dó trầm cũng phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua. Hiện nay đã có nhiều thông tin tạo Trầm thành công trên cây Dó trầm, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu định lượng được khả năng tạo Trầm rõ ràng ở mức độ nào. Vấn đề tạo trầm trên cây Dó trầm và thị trường tiêu thụ tinh dầu Trầm hiện nay đang là vấn đề thời sự được rất nhiều người quan tâm.

Đánh giá kết quả tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ tinh dầu Trầm hương là một nội dung quan trọng của Đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và phát triển bền vững cây Dó trầm (Aquilaria spp.)” giai đoạn 2007-2010. Nội dung này tập trung đánh giá khả năng tác động tạo Trầm bằng các chế phẩm hoá học khác nhau thông qua việc xác định hàm lượng tinh dầu trong các mẫu gỗ, đồng thời bước đầu đánh giá thị trường tiêu thụ tinh dầu trầm hiện nay ở cả trong và ngoài nước.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp phía Bắc, trang 701-709)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]