Đánh giá chất lượng rừng trồng Đước làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ

Phạm Thế Dũng và cộng tác viên

Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Rừng phòng hộ Cần Giờ thay đổi sau 30 năm khôi phục và phát triển đang là mối quan tâm về khía cạnh kỹ thuật lâm sinh. Cây sinh trưởng kém và phần lớn số cây bị sâu bệnh hại. Nhiều cây đổ gãy dẫn đến môi trường nước và đất xấu qua các chỉ số như chế độ triều, pH, ôxy hòa tan… Bài viết này, giới thiệu kết qủa đánh gía hiện trạng rừng phòng hộ Cần Giờ làm cơ sở đề xuất các gỉai pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý bền vững rừng.

Kết qủa cho thấy, tình trạng sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây kém trên cả ba loại lập địa. Ở 25 tuổi, rừng gần như dừng sinh trưởng trong khi tỷ lệ sâu bệnh hại tăng theo tuổi và mật độ cây rừng; các yếu tố môi trường đất như nhôm, sắt, sulphate đều cao, nhất là trên lập địa thấp. Các chỉ số pH và ôxy hòa tan (DO) đều dưới ngưỡng cho phép đối với môi trường sống của thủy sinh (theo TCVN). Giải pháp kỹ thuật lâm sinh và kết qủa áp dụng đã được nhóm nghiên cứu thực hiện và trình bày trong báo cáo khác.

Từ khóa: Rừng phòng hộ ngập mặn, Lâm sinh.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng phòng hộ Cần Giờ (RPHCG) Tp. Hồ Chí Minh chủ yếu là rừng trồng thuần loài có qui mô lớn, với loài cây chính là Đước chiếm 97% diện tích rừng trồng. Cũng như các loài cây trồng thuần loài khác, sau 30 năm tồn tại và phát triển, rừng Đước cũng đã nảy sinh những vấn đề kỹ thuật và quản lý cần quan tâm. Đó là sự suy giảm chất lượng rừng, cây sinh trưởng kém, tỷ lệ cây bị sâu bệnh nhiều, cây đổ gãy…; đã có hiện tượng biến đổi xấu đến môi trường qua các chỉ số nhạy cảm như độ mặn, phèn của đất và nước.

Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ căn cứ khoa học, kinh tế – xã hội nhằm đề xuất các giải pháp lâm sinh và cơ chế quản lý phù hợp trong quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.

(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2012, trang 2216-2226)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]