Đánh giá ảnh hưởng của cây công nghiệp thân gỗ (Cà phê)

Ngô Đình Quế, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh Tùng, Tạ Thu Hoà

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Mở đầu

Cho đến nay diện tích trồng cà phê ở Việt Nam là rất lớn, lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trồng cà phê đến môi trường, xã hội còn rất ít.

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc trồng cà phê đến xói mòn đất, thử nghiệm các công thức phân bón, phương thức bảo vệ đất chủ yếu do Viện Nông hoá Thổ nhưỡng và Viện Nghiên cứu Cà phê Tây Nguyên thực hiện đã có những kết quả nhất định. Vấn đề phát triển cà phê ở Tây Nguyên còn đang là những vấn đề bức xúc về môi trường cần phải được nghiên cứu tiếp tục tạo nên nền sản xuất cà phê bền vững.

Mục tiêu, phạm vi, đốitượng, nộidung và phương pháp

Mục tiêu

– Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của việc trồng cà phê đến môi trường tại Tây Nguyên (Chủ yếu là môi trường đất, vi khí hậu, đa dạng sinh học…) làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng thích hợp.

– Xác định được các nguyên nhân làm suy giảm hay cải thiện môi trường do việc phát triển cà phê

– Đề xuất được một số giải pháp làm giảm thiểu tiêu cực góp phần tạo nên vùng trồng cà phê bền vững.

Phạm vi

Vùng Tây Nguyên nhưng chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk nơi có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước.

Đối tượng

Chọn 1 số vườn cà phê từ 3- 4 tuổi trở lên (tốt nhất là các vườn đã cho sản phẩm vài ba năm)

Nội dung

·Điều tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của cây công nghiệp thân gỗ (cà phê) đến các yếu tố môi trường (đất, nước, vi khí hậu). Đặc biệt là các yếu tố dòng chảy, xói mòn, thoái hoá đất và hấp thụ khí CO2.

·Điều tra xác định các nguyên nhân cơ bản làm suy giảm hay cải thiện các yếu tố môi trường.

·Đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tác động môi trường của cây công nghiệp thân gỗ (cà phê)

Phương pháp điều tra đánh giá

– áp dụng phương pháp kế thừa, chuyên gia trong việc điều tra, đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng cà phê đến một số yếu tốmôi trườngvà đa dạng sinh học ở một số vùng trọng điểm.

– Điều tra, thu thập các chỉ tiêu sinh tháivề rừng và môi trường ngoài hiện trường theo các phương pháp thông dụng hiện nay.

– Đánh giá khả năng phòng hộ của rừng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quát (2003) được mô tả trong phần đánh giá rừng trồng.

– Tính toán năng suất sinh học và khả năng hấp thụ CO2 của rừng theo các số liệu thực tế cân đo được.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]