Khái niệm rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo được dùng để chỉ trạng thái (chủ yếu là trữ lượng) của rừng. Các chỉ tiêu để phân biệt trạng thái trữ lượng của rừng trong các hệ thống phân loại rừng hiện nay chưa có sự thống nhất. Quan niệm thế nào là rừng nghèo kiệt; căn cứ vào các cơ sở khoa học nào để xây dựng các chỉ tiêu xác định rừng nghèo kiệt được phép cải tạo là những vấn đề đang đặt ra rất cấp bách trong thực tiễn quản lý rừng hiện nay. Theo các hệ thống phân loại trạng thái rừng được tổng hợp ở biểu 1 thì, rừng nghèo kiệt là rừng tự nhiên thứ sinh III tương đương với rừng IIa, IIb theo phân loại của Loeschau và có trữ lượng dưới 60 m3/ha. Trên thực tế, có một diện tích rất lớn rừng nghèo kiệt không có khả năng phục hồi bằng con đường khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, theo các qui chế quản lý rừng tự nhiên trước đây thì không cho phép khai hoang rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng lại rừng. Trong khi đó, các dự án trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và sản xuất gỗ xuất khẩu lại gặp phải khó khăn là thiếu đất trồng rừng.
Từ khóa: Rừng tự nhiên nghèo kiệt, cải tạo
Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
Các tin khác
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên Vối thuốc (schima wallichii choisy) tại vùng Tây Bắc
- Ảnh hưởng của xử lý thực bì, làm đất và bón phân tới sinh trưởng một số loài Keo trồng tại Việt Nam
- Xén tóc Trirachys bilobulartus grssitt & Rondon đục thân hại cây Đước Rhizophora apiculata Blume rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- Sử dụng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp trong nghiên cứu quan hệ di truyền của một số xuất xứ cây Lim xanh Erythrophleum fordii Oliv
- Phytogeographic review of Vietnam and adjacent areas of Eastern Indochina