Ảnh hưởng của dịch chiết các bộ phận cây Keo lai đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Giáng hương và Dẻ đỏ

Hà Thị Mừng, Phạm Ngọc Thành

Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Lê Quốc Huy

Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 loại dịch chiết từ lá, rễ và thảm mục cây Keo lai thì dịch chiết từ lá có ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ lệ và tốc độ nảy mầm của hạt Kháo vàng, Giáng hương và Dẻ đỏ. Dịch chiết lá Keo lai ở độ đậm đặc 30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm hạt Kháo vàng xuống 30,0% và hạt Giáng hương xuống 27,7% so với đối chứng; đối với hạt Dẻ đỏ, ở công thức xử lý dịch chiết lá Keo lai đậm đặc 20% và 30% đã ảnh hưởng làm giảm tỷ lệ nảy mầm xuống 24,7% và 28,7% so với đối chứng (p=0,95). Dịch chiết từ rễ chỉ ảnh hưởng tới nảy mầm của hạt Giáng hương ở độ đậm đặc 30% (giảm 16,4%) và hạt Dẻ đỏ ở độ đậm đặc 20% & 30% (giảm 22,7 & 27,4% tương ứng so đối chứng). Dịch chiết từ thảm mục Keo lai không ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của các loại hạt. Tương tự như đối với tỷ lệ nảy mầm, dịch chiết từ lá Keo lai có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới tốc độ nảy mầm của các loại hạt nghiên cứu, trong đó, hạt Dẻ đỏ bị ảnh hưởng làm giảm tốc độ nảy mầm so với đối chứng nhiều nhất (p=0,95).

Từ khóa: ảnh hưởng tương tác, Keo lai, Kháo vàng, Giáng hương, Dẻ đỏ, dịch chiết, cạnh tranh

MỞ ĐẦU

Theo Hội Quốc tế về ảnh hưởng tương tác- IAS “ảnh hưởng tương tác” (Allelopathic effect) được định nghĩa để chỉ tất cả những tác động “tốt”, “xấu” qua lại giữa một loài cây này với các loài thực vật khác xung quanh thông qua các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp (Allelochemicals) (Bansal, 2004). Đây là dạng cạnh tranh hoá học, khác với những cạnh tranh vật lý thông thường về dinh dưỡng, ánh sáng, không gian sinh trưởng, vv… và là cơ sở của quá trình diễn thế tự nhiên, ưu thế loài và đa dạng sinh học (Chou, 2004). Kháo vàng (Machilus odoratissima Ness), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii H. et A. Camus) và Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz) làcác loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức. Đã đến thời điểm cần phải trồng phục hồi lại rừng các loài cây này theo hướng tiếp cận “Quản lý bền vững, thân thiện với thiên nhiên “. Tuy nhiên, còn thiếu các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn liên quan tới các nhu cầu đặc điểm sinh lý- sinh thái loài dưới quan điểm của “nghiên cứu toàn diện và tổng hợp”. Hướng tiếp cận này sẽ không chỉ tính đến các yếu tố thí nghiệm mang tính “cạnh tranh lý tính” như là dinh dưỡng, ánh sáng, không gian sinh trưởng… mà còn phải tính cả đến các yếu tố “ảnh hưởng tương tác cạnhtranh hoá họcAllelopathic effects“. Nghiên cứu “ảnh hưởng tương tác” của cây Keo lai và Keo lá tràm tới các loài cây bản địa lá rộng sẽ tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho phương pháp tiếp cận & đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn giao cây keo phù trợ với các cây bản địa lá rộng và chuyển hóa các rừng trồng keo thuần loài thành rừng hỗn giao bền vững. Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh thái một số loài cây bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng” đã tiến hành bố trí thí nghiệm, đánh giá ảnh hưởng tương tác hóa học (allelopathy) của Keo lai đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương trong phòng thí nghiệm.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]