Nguyễn Văn Dưỡng, Vũ Thị Hoàng Phương
Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản
TÓM TẮT
Cơ sở cho việc tính toán và thiết kế bất kỳ một loại hình thiết bị chế biến nào cũng đềuphải dựa trên những số liệu cụ thể về đặc điểm của nguyên liệu đầu vào và các thông số cơ bản của quy trình công nghệ chế biến. Việc thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ cũng không phải là ngoại lệ. Để làm cơ sở cho việc tính toán, chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định các đặc tính của nguyên liệu quả Hồi cũng như các thông số của quá trình chưng cât tinh dầu Hồi. Các đặc tính của nguyên liệu quả Hồi tươi: hàm ẩm rất lớn, dao động từ 82,41 – 85,49 %, khối lượng riêng đổ đống: 642 – 676 g/dm3 đối với dạng nguyên quả và 681 – 745 g/dm3 đối với dạng cán dập. Hàm lượng tinh dầu dao động từ 12,96 – 16,78%, phụ thuộc vào địa phương lấy mẫu. Tổn thất tinh dầu do sấy 7,13 – 9,00 %. Các thông số của quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu Hồi trong phòng thí nghiệm đã được xác định: thời gian cất kiệt: 480 phút đối với quả Hồi nghiền nhỏ, 750 phút đối với quả Hồi cán dập và 960 phút đối với quả Hồi để nguyên; tỷ lệ khối lượng phù hợp giữa nguyên liệu và dung môi là 1/8,5 – 1/11,5, phụ thuộc vào kích thước xử lý mẫu; tốc độ chưng cất được xác định từ 3 – 5 ml dịch ngưng / phút.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tất cả các bộ phận của cây Hồi đều có mùi thơmcủa tinh dầu. Như vậy, về mặt lý thuyết thì bộ phận nào của cây Hồi cũng có thể sử dụng làm nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Song, trên thực tế, hầu như 100% sản lượng tinh dầu Hồi sản xuất ở nước ta đều được chưng cất từ quả. Còn ở Trung Quốc, ngoài quả, người ta còn tiến hành chưng cất tinh dầu Hồi từ lá. Chất lượng tinh dầu Hồi từ lá kém hơn rất nhiều so với chất lượng tinh dầu từ quả. Điểm đông của loại tinh dầu Hồi chưng cất từ lá thường <140C.
Công việc chưng cất tinh dầu hồi ở các địa phương thuộc tỉnh Lạng Sơn đều dựa trên phương pháp chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước ở áp suất thường. Kết quả của những đợt khảo sát vừa qua cho thấy, các loại hình thiết bị chưng cất hiện đang được người dân ở đây sử dụng là muôn hình muôn vẻ, các thông số kỹ thuật để chưng cất tinh dầu Hồi cũng rất khác nhau, ở mỗi địa phương có một kiểu chưng cất riêng.
Tại khu vực Chợ Bãi, huyện Văn Quan, nơi có nhiều lò chưng cất tinh dầu Hồi hoạt động nhất của cả tỉnh Lạng Sơn, công việc chưng cất tinh dầu Hồi của các chủ lò cũng hoàn toàn không giống nhau, họ làm theo cách riêng truyền thống của gia đình mình.
Bởi vậy, việc xây dựng một quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu Hồi trong phòng thí nghiệm làm cơ sở cho việc thiết kế và chế tạo hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ là một việc làm cấp thiết để giải quyết các nội dung mà đề tài “Thiết kế, chế tạo và chuyển giao hệ thống chưng cất tinh dầu hồi quy mô nhỏ” đã đề ra.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 năm 2011, trang 1736-1744)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá sinh trưởng Bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T Balake trồng thuần loài tại lâm trường Cao Lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh Lạng Sơn
- Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thông đỏ lá dài tại Lâm Đồng
- Thực trạng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trồng rừng ở Việt Nam
- Đánh giá và nghiên cứu để góp phần sử dụng và phát triển nguồn gen cây thuốc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
- Kết quả tuyển chọn các dòng bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao ở vùng Đông Nam bộ