Ngô Đình Quế. Đỗ Đình Sâm
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
I. Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề trồng rừng phục vụ cho công nghiệp giấy, ván sợi ép là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Lâm nghiệp. Để rừng trồng có sức tăng trưởng cao đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường, cần phải tiến hành điều tra lập địa trước khi thiết kế trồng rừng.
Lập địa được hiểu là những điều kiện của nơi sinh trưởng thực vật. Các yếu tố hình thành lập địa quyết định tạo nên những kiểu rừng khác nhau và ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng rừng. Điều tra lập địa là cơ sở để chọn loại cây trồng, đưa ra các giải pháp thích hợp và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất rừng trồng.
Dạng lập địa là đơn vị cuối cùng của hệ thống phân vị lập địa và được xác định trên một đơn vị nhỏ (xã, lâm trường, đơn vị sản xuất) với tỷ lệ bản đồ lớn 1/10.000 hay 1/15.000 phục vụ cho công tác trồng rừng công nghiệp.
Đề tài được thực hiện trong khuôn khổ của đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu bổ sung những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả đề án đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tụ nhiên ” (1998-2000).
Mục tiêu của đề tài là:
– Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của vùng, các mục tiêu của dự án lựa chọn để đưa ra các yếu tố lập địa phù hợp, đơn giản và dễ áp dụng
– Trên cơ sở điều kiện lập địa, đề xuất hướng kinh doanh cũng như tập đoàn cây trồng cho từng nhóm dạng lập địa.
– Kết quả nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại 3 vùng sinh thái được coi là trọng tâm trong công tác trồng rừng công nghiệp giấy, ván sợi ép ở nước ta là: Vùng Trung tâm, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam
- Ứng dụng chỉ số nhiệt thực vật cho việc đánh giá sa mạc hoá vùng bờ biển ở Việt Nam
- Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (họ Dipterocarpaceae) dựa trên các chỉ thị phân tử
- Nghiên cứu giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn tại Xuân Thuỷ - Nam Định
- Kỹ thuật trồng cây Trôm