Xác định thành phần loài và phân bố của cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô tại một số đảo ven bờ Nam bộ

Hoàng Văn Thơi

Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu về cấu trúc và phân bố của thực vật rừng ngập mặn (RNM) đã được thực hiện tại 4 đảo của Cà Mau và Kiên Giang, nhằm lựa chọn được một số loài cây phân bố trên dạng đá, cát, sỏi, vụn san hô để có thể thử nghiệm gây trồng trên các đảo vùng biển phía Nam nước ta. Nghiên cứu tập trung vào khảo sát thành phần loài, cấu trúc và phân bố của các quần xã thực vật ngập mặn sống trong điều kiện bị tác động mạnh của sóng và gió biển. Để thực hiện các nội dung trên, đề tài đã tiến hành khảo sát trên 8 tuyến song song với đường bờ biển và thiết lập 12 ô tiêu chuẩn đại diện cho các khu vực nghiên cứu, ô tiêu chuẩn có kích thước 100m2 (10x10m) dọc theo các tuyến điều tra.Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự hiện diện của 32 loài cây thuộc 17 họ thực vật khác nhau tại các đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc thuộc Cà Mau, Hòn Tre và Phú Quốc thuộc Kiên Giang, trong đó có 22 loài cây ngập mặn chính thức (true mangrove species) và 10 loài cây tham gia RNM (associate species). Những loài cây này không chỉ sống được trên đá, sỏi, cát, vụn san hô mà còn có khả năng chịu được tác động mạnh của sóng và gió biển. Về số lượng và mức độ quan trọng của các loài tại 4 địa điểm nghiên cứu như sau:- Tại Hòn Khoai có 12 loài cây ngập mặn chính thức được ghi nhận, với giá trị quan trọng của loài theo thứ tự là Giá (E. agallocha), Đước (R. apiculata), Mắmtrắng (A. alba), Xu ổi (X. granatum) và Dà quánh (C. decandra)– Tại Hòn Đá Bạc có 9 loài cây ngập mặn chính thức, với giá trị quan trọng của loài theo thứ tự là Xu ổi, Giá, Mắm trắng và Xu Jumphi (X. jumphii).– Tại đảo Phú Quốc có 16 loài cây ngập mặn chính thức, với giá trị quan trọng của loài theo thứ tự Đước, Vẹt dù bông đỏ (B. gymnorhiza), Đưng (R. mucronata) và Xu ổi.- Tại Hòn Tre có 8 loài cây ngập mặn chính thức, với giá trị quan trọng của loài lần lượt là Vẹt dù bông đỏ, Mắm trắng, Đướcvà Cui biển (Heritiera littoralis).Từ kết quả khảo sát có thể chọn được 5 loài cây đưa vào thử nghiệm gây trồng trên nền cát, sỏi, đá, vụn san hô tại một số đảo phía Nam là Vẹt dù bông đỏ, Đước, Mắm trắng, Xu ổivà Giá.

Từ khóa: Phân bố cây ngập mặn, Đảo ven bờ Nam Bộ.

MỞ ĐẦU

Vùng biển ĐBSCL cũng có nhiều cụm đảo gần bờ nằm tập trung như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc – Cà Mau. Đặc biệt vùng biển Kiên Giang với hệ thống hàng trăm đảo lớn nhỏ như đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du, Kiên Hải,… Cụm đảo Hòn Khoai với các đảo nhỏ nằm gần nhau trong một hệ thống giữa biển khơi là Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Quy, Hòn Đá Lẻ, với tổng diện tích khoảng 577ha, trong đó Hòn Khoai có diện tích lớn nhất khoảng 420ha với độ cao hơn mặt biển khoảng 300m. Cụm đảo Hòn Khoai thuộc địa bàn xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển, cách đất liền khoảng 18km.

(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 230-240)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]