Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên

Họ Dẻ là một họ lớn, trong đó có nhiều loài cho hạt ăn được. Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại 5 tỉnh Tây Nguyên với mục tiêu trong hai năm đầu (2006-2007) là xác định được loài, vùng phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản của các loài Dẻ cho hạt ăn được tại Tây Nguyên làm cơ sở lựa chọn các loài có triển vọng gây trồng lấy hạt tại Tây Nguyên. Kết quả điều tra cho thấy, họ Dẻ ở Tây Nguyên có ba chi Castanopsis, Lithocarpus và Quercus với khoảng trên 50 loài, trong đó có 11 loài cho hạt ăn được, tập trung nhiều nhất ở chi Castanopsis (9 loài) và Lithocarpus (2 loài). Các loài này có phân bố ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng. Đề tài đã dựa vào kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng hạt, điều tra phạm vi phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản để phân tích ưu nhược điểm của từng loài. Từ đó, đã chọn ra hai loài Dẻ anh (Castanopsis pyriformis (Seem.) Hickel & A.Camus) và Kha thụ nguyên (Castanopsis pseudoserrata Hick. & Cam.) là hai loài có nhiều triển vọng nhất để tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm gây trồng tại Tây Nguyên.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]