Ngày 28/8/2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội đồng Khoa học Công nghệ Thẩm định báo cáo xin công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho các loài Sở thuộc đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sở thâm canh cho vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc trung bộ (giai đoạn 2006-2010)”.và nghiệm thu tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) bằng phương pháp mô, hom và thủy canh phục vụ bảo tồn ở Tây Nguyên.
Kết quả:
1. Thẩm định báo cáo xin công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho các loài Sở:
– Hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 4 gia đình Sở gồm: NA06, NA15, QN14 và TP4 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Đông Bắc Bộ và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
– Kết quả nghiên cứu của đề tài, nhất là các giống đủ điều kiện công nhận giống tiến bộ kỹ thuật có ý nghĩa thực tiễn cao và là một trong số ít cây lâm sản ngoài gỗ được nghiên cứu bài bản cho ra sản phẩm cuối cùng là giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh.
– Hội đồng cũng khuyến nghị bên cạnh việc đẩy nhanh sản xuất giống cung cấp cho sản xuất từ các cây mẹ được tuyển chọn thì đề tài cần tiếp tục khảo nghiệm dòng vô tính để chọn được các giống có năng xuất, chất lượng tinh dầu cao và ổn định.
2. Đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) bằng phương pháp mô, hom và thủy canh phục vụ bảo tồn ở Tây Nguyên.
– Thành công của đề tài là đã xây dựng được quy trình nhân giống bằng giâm hom cho Thủy tùng.
– Thủy tùng là loài cây đã được nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu nhân giống nhưng mới chỉ thành công bước đầu, chưa tạo ra được số lượng lớn cho sản xuất và trồng bảo tồn. Nhóm tác giả đã làm chủ công nghệ giâm hom và có thể sản xuất với số lượng cây giống đáp ứng nhu cầu trồng bảo tồn góp phần bảo tồn, khai thác và phát triển loài.
– Hội đồng cũng khuyến nghị Trung Tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (Viện Khoa học lâm nghiệp Nam trung Bộ và Tây Nguyên) và nhóm tác giả cần tiếp tục hoàn thiện công nghệ giâm hom và trồng thử nghiệm các cây giống đã nhân được tại một số nơi có hoàn cảnh phù hợp với sinh thái loài.
Tin mới nhất
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
- Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo Tiêu chuẩn SBP
- Hội thảo Công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS của Hoa Kỳ – Bước tiến giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp ở Việt Nam
- Sinh hoạt học thuật “Kỹ năng viết bài báo khoa học”.
Các tin khác
- Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Kiểm tra hiện trường Đề tài nghiên cứu khoa học, Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ tại các tỉnh Miền trung
- Hội thảo khoa học “Xác định ưu tiên và hợp tác nghiên cứu quản lý rừng trồng bền vững ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam”
- Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh và rụng lá ở Tây Nguyên”
- Thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2015