Trần Văn Con
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Tiêu chí và tiêu chuẩn xã hội trong quản lý rừng bền vững (SFM) thường được các chuyên gia đánh giá phê phán như là một vấn đề cực kỳ khó trong việc đánh giá tại hiện trường và rất mơ hồ trong việc làm rõ toàn bộ các tiêu chí và chỉ tiêu của SFM. Một phần của nhược điểm này là do những khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn tuyệt đối cho các điều kiện xã hội mong muốn chẳng hạn như thế nào là một cuộc sống hạnh phúc. Bài viết này nhằm phát triển phương pháp và các bước cơ bản trong việc kiểm tra các tiêu chí khoa học xã hội; và kiểm tra hiện trường cho những tiêu chí và tiêu chuẩn đặc trưng. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra sự phát triển P&C&I của nhóm nghiên cứu quốc gia dựa vào những kết quả nghiên cứu thực địa và khẳng định lại những kết quả đã được P&C&I nhắc đến.
Từ khoá: tiêu chí xã hội, quản lý rừng bền vững
Mở đầu
Quá trình suy thoái tài nguyên rừng kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái đã làm tăng sự quan tâm của các quốc gia và các tổ chức quốc tế lớn. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Rio năm 1992, một chính sách toàn cầu về quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã được đề xuất. Kể từ đó khái niệm QLRBV đã được thảo luận một cách rộng rãi. Đã có quá nhiều định nghĩa về QLRBV, nhưng chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người đồng ý. Tuy nhiên, hầu hết đều thừa nhận QLRBV phải đạt được sự bền vững môi trường, kinh tế và xã hội. Đ ã có rất nhiều sáng kiến ở cấp quốc gia và quốc tế hướng tới việc QLRBV, một trong những hoạt động có ý nghĩa và được quan tâm nhiều nhất là xây dựng các tiểu chuẩn và tiêu chí QLRBV, viết tắt là (C&I). Chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 5 năm đã có trên 100 quốc gia cam kết thực hiện một trong 7 tiến trình đã được phát triển ở nhiều vùng khác nhau của thế giới. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của C&I: thứ nhất, khái niệm QLRBV đã được thừa nhận về mặt chính sách, nhưng vẫn chưa được hiểu và sử dụng đúng về mặt kỹ thuật ở cấp hành động. Thứ hai, chưa có những hướng dẫn thống nhất khi các chương trình QLRBV được thực hiện (Don Wijewardana, 1998).
Hiện đã có một số bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp quốc gia (Canada, Thuỵ Điển, Malaysia, Indonesia v.v) và cấp quốc tế như của: Tiến trình Helsinki, Tiến trình Montreal,Hội Đồng Quản Trị Rừng (FSC), và của Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới (ITTO). ở Việt Nam, tiến trình QLRBV và chứng chỉ rừng (CCR) được khởi động từ đầu năm 1998 với việc thành lập Tổ công tác quốc gia tại Hội thảo quốc gia về QLRBV và CCR được tổ chức từ ngày 10-13 tháng 2 năm 1998, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, với sự hỗ trợ của nhiều dự án và tổ chức quốc tế, đã có rất nhiều hội thảo Quốc gia về vấn đề này được tổ chức. Tổ công tác cũng đãxây dựng bộ tiêu Tiêu ChuẩnViệt Nam Quản Lý Rừng Bền Vững (P&C&I Việt Nam) biên soạn trên cơ sở Bộ tiêu chuẩncủa FSC quốc tế (P&C). Bộ P&C&I Việt Nam bao gồm 10 tiêu chuẩn, trong đó có 3 tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến các vấn đề xã hội, đó là các tiêu chuẩn 3: quyền của người dân sở tại, tiêu chuẩn 4: mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân và tiêu chuẩn 5: những lợi ích từ rừng. Các cơ quan cấp CCR thường phê phán các C&I liên quan đến vấn đề xã hội thường chưa được xây dựng tốt, các giải thích về C&I xã hội còn khó hiểu, không cụ thể và đó là điều khó nhất cho việc đánh giá tại hiện trường về QLRBV. Một phần của nhược điểm này là do những khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn tuyệt đối cho các điều kiện xã hội mong muốn chẳng hạn như thế nào là mức sống tốt? Các điều kiện so sánh có thể rất khác nhau và có sự liên quan khác nhau đến quản lý rừng trong từng hoàn cảnh xã hội khác nhau, ở từng thời điểm khác nhau. Sự biến động trong hệ thống xã hội và thực tế về sự tiếp tục biến động trong tương lai là những khó khăn phức tạp trong việc xây dựng các C&I về xã hội.
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu
-Kiểm tra và đánh giá khả năng áp dụng thực tế của các C&I về xã hội của bộ P&C&I Việt Nam do Tổ công tác quốc gia soạn thảo
-Đề xuất các bổ sung để hài hoà hoá bộ P&C&I Việt Nam cho điều kiện cụ thể của vùng Tây Nguyên.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Lâm trường Sơ Pay và Lâm trường Hà Nừng thuộc huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai với nội dung là:
-Thu thập các tài liệu và thông tin làm bằng chứng khách quan để xác minh xem đơn vị quản lý rừng có đáp ứng được các yêu cầu của các C&I về khía cạnh xã hội hay không;
-Phân tích tình hình thực tế của khả năng áp dụng các C&I tại hai lâm trường nghiên cứu.
Phương pháp: 3 phương pháp chủ yếu sau đây được sử dụng trong nghiên cứu này:
-Thu thập tài liệu: có hai loại tài liệu cần được thu thập: (a) Các tài liệu về lập kế hoạch, các thủ tục, các hợp đồng, các hướng dẫn thực hiện công việc; thông qua các tài liệu này có thể đánh giá những gì mà đơn vị chủ rừng nói là đã làm và đánh giá xem việc làm đó có đáp ứng được các C&I hay không. (b) Các hồ sơ và báo cáo hàng năm như: báo cáo giám sát, danh sách kiểm tra, nhật ký hiện trường, sách giới thiệu
-Kiểm tra, quan sát tại hiện trường: nhằm xác minh những gì được đề cập trong tài liệu được thực hiện trên hiện trường như thế nào. Các địa điểm kiểm tra sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên cho từng loại hoạt động như: khai thác, trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng rừng, vườn ươm).
-Phỏng vấn những người liên quan, sử dụng các công cụ PRA để củng cố các thông tin thu thập được từ hai cách trên, đây là phương pháp quan trọng nhất trong đánh giá các C&I liên quan đến xã hội.
Tài liệu cơ sở dùng để đánh giá trong nghiên cứu này là Bộ tiêu chuẩn QLRBV (P&C&I) Việt Nam, do Tổ công tác quốc gia soạn thảo; nghiên cứu này chỉ tập trung vào các Tiêu chí liên quan đến mô đun xã hội được tóm tắt ở bảng 1.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển dự án 661
- Sáu loài tre quả thịt (Melocalamus) mới của Việt Nam
- Thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam
- KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ DÒNG KEO LAI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ DÒNG KEO LAI CÓ TRIỂN VỌNG
- Kết quả bước đầu về sử dụng chế phẩm Frankia trong trồng rừng phi lao ven biển