Thông tin luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp của Nghiên cứu sinh Phạm Trọng Nhân

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chọn loài cây trồng phù hợp và biện pháp kỹ thuật trồng nhằm hoàn phục môi trường sau khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Chuyên ngành: Lâm sinh                                                Mã số: 9620205

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Trọng Nhân

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Mến, GSTS. Nguyễn Xuân Quát

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Ở Tây Nguyên, quặng bauxite đang được khai thác tại các mỏ Lộc Phát, Bảo Lộc; Tân Rai, Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đắk RLấp, tỉnh Đắk Nông. Các khu vực mỏ bauxite có độ cao tuyệt đối từ 660 – 850m, địa hình lượn sóng, độ dốc từ 5 – 10o, lượng mưa 2.140mm – 3.100mm/năm.

Đất sau khai thác bauxite hoàn thổ bằng lớp đất mặt ít chua, xốp, thành phần cơ giới trung bình với 50% sét vật lý, mùn và N tổng số trung bình, K2O và P2O5 giàu, tổng số cation Ca2+ và Mg2+ trao đổi khá.

Đất trên hồ bùn thải thường hay ngập nước, có pH gần trung tính, thành phần cơ giới trung bình- nặng, hàm lượng sét từ 19,9 – 29,0%, hàm lượng Al2O3 khoảng 31,0- 32,2%,      Fe23 khoảng 34,0- 34,9 % và SiO2 khoảng 4,3-10,7%.

Các loài cây trồng có triển vọng phù hợp trên đất sau khai thác bauxite và hồ bùn thải sau tuyển quặng

– Trên đất sau khai thác bauxite đã hoàn thổ cho  các loài Keo lai, Bạch đàn, Thông 3 lá, Thông caribê, Tràm úc, Điều, Điều nhuộm Sục sạc, Cúc đồng.

– Trên đất sau khai thác bauxite hoàn thổ bằng bùn thải, 3 loài có triển vọng nhất là Keo lai, Bạch đàn urô và Tràm úc.

– Trên hồ bùn thải sau tuyển quặng Tràm úc được xác định là cây triển vọng.

Kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng phục hồi môi trường

+ Trên đất sau khai thác bauxite đã hoàn thổ:

Trồng hỗn giao theo đám, diện tích 2-3ha/đám, mỗi đám 01 loài cây và trồng 3-4 loài/năm. Trồng hỗn giao theo từng hàng, 1 hàng cây trồng chính + 01 hàng (cây phù trợ + cây che phủ đất) hoặc trồng hỗn giao nhiều hàng, 3-5 hàng cây trồng chính + 01 hàng (cây phù trợ + cây che phủ đất).

Trồng hỗn giao theo tầng, 1 tầng cây trồng chính + 1 tầng cây phù trợ + 1 tầng cây che phủ đất.

+ Trên hồ bùn thải sau tuyển quặng: trồng thuần loài

Biện pháp kỹ thuật trồng một số loài cây có triển vọng

– Nơi trồng: Đất sau khai thác bauxite hoàn thổ bằng lớp đất mặt  cho các loài Keo lai, Điều nhuộm, Sục sạc; Trên hồ bùn thải sau tuyển quặng cho loài Tràm úc.

– Phương thức trồng: Hỗn loài theo đám hay theo hàng cho nhiều loài trên đất hoàn thồ; Thuần loài trên hồ bùn thải.

– Mật độ: 4.000-5.000 cây/ha (cự ly cây x hàng: 1×2,5m và 1x2m).

– Xử lý thực bì, bón phân theo hướng dẫn kỹ thuật đã đề xuất; thời gian chăm sóc 4 năm, trong đó phát dọn thực bì, vun xới gốc 2 lần/năm.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]