Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chọn loài cây trồng phù hợp và biện pháp kỹ thuật trồng nhằm hoàn phục môi trường sau khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9620205
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Trọng Nhân
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Mến, GSTS. Nguyễn Xuân Quát
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Ở Tây Nguyên, quặng bauxite đang được khai thác tại các mỏ Lộc Phát, Bảo Lộc; Tân Rai, Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đắk RLấp, tỉnh Đắk Nông. Các khu vực mỏ bauxite có độ cao tuyệt đối từ 660 – 850m, địa hình lượn sóng, độ dốc từ 5 – 10o, lượng mưa 2.140mm – 3.100mm/năm.
Đất sau khai thác bauxite hoàn thổ bằng lớp đất mặt ít chua, xốp, thành phần cơ giới trung bình với 50% sét vật lý, mùn và N tổng số trung bình, K2O và P2O5 giàu, tổng số cation Ca2+ và Mg2+ trao đổi khá.
Đất trên hồ bùn thải thường hay ngập nước, có pH gần trung tính, thành phần cơ giới trung bình- nặng, hàm lượng sét từ 19,9 – 29,0%, hàm lượng Al2O3 khoảng 31,0- 32,2%, Fe2O3 khoảng 34,0- 34,9 % và SiO2 khoảng 4,3-10,7%.
Các loài cây trồng có triển vọng phù hợp trên đất sau khai thác bauxite và hồ bùn thải sau tuyển quặng
– Trên đất sau khai thác bauxite đã hoàn thổ cho các loài Keo lai, Bạch đàn, Thông 3 lá, Thông caribê, Tràm úc, Điều, Điều nhuộm Sục sạc, Cúc đồng.
– Trên đất sau khai thác bauxite hoàn thổ bằng bùn thải, 3 loài có triển vọng nhất là Keo lai, Bạch đàn urô và Tràm úc.
– Trên hồ bùn thải sau tuyển quặng Tràm úc được xác định là cây triển vọng.
Kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng phục hồi môi trường
+ Trên đất sau khai thác bauxite đã hoàn thổ:
Trồng hỗn giao theo đám, diện tích 2-3ha/đám, mỗi đám 01 loài cây và trồng 3-4 loài/năm. Trồng hỗn giao theo từng hàng, 1 hàng cây trồng chính + 01 hàng (cây phù trợ + cây che phủ đất) hoặc trồng hỗn giao nhiều hàng, 3-5 hàng cây trồng chính + 01 hàng (cây phù trợ + cây che phủ đất).
Trồng hỗn giao theo tầng, 1 tầng cây trồng chính + 1 tầng cây phù trợ + 1 tầng cây che phủ đất.
+ Trên hồ bùn thải sau tuyển quặng: trồng thuần loài
Biện pháp kỹ thuật trồng một số loài cây có triển vọng
– Nơi trồng: Đất sau khai thác bauxite hoàn thổ bằng lớp đất mặt cho các loài Keo lai, Điều nhuộm, Sục sạc; Trên hồ bùn thải sau tuyển quặng cho loài Tràm úc.
– Phương thức trồng: Hỗn loài theo đám hay theo hàng cho nhiều loài trên đất hoàn thồ; Thuần loài trên hồ bùn thải.
– Mật độ: 4.000-5.000 cây/ha (cự ly cây x hàng: 1×2,5m và 1x2m).
– Xử lý thực bì, bón phân theo hướng dẫn kỹ thuật đã đề xuất; thời gian chăm sóc 4 năm, trong đó phát dọn thực bì, vun xới gốc 2 lần/năm.
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Thông tin luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp của Nghiên cứu sinh Vũ Đức Toàn
- Tổ chức Hội đồng Đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Phùng Văn Khen
- Thông tin Luận án của Nghiên cứu sinh Phùng Văn Khen
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Nguyễn Thị Liệu
- Thông tin luận án của NCS Nguyễn Thị Liệu