Tên đề tài luận án: Điều tra, đánh giá một số đặc điểm lâm học và tăng trưởng làm cơ sở phát triển loài Giổi nhung (Parachichelia braianensis Dandy) theo hướng kinh doanh gỗ lớn ở Kon Hà Nừng, Tây Nguyên
Chuyên ngành: Điều tra và Quy hoạch rừng Mã số: 9620208
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hồng Sơn
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. GS. TSKH Nguyễn Ngọc Lung 2. TS. Phan Minh Sáng
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
– Đặc điểm hình thái, vật hậu loài Giổi nhung: Giổi nhung là cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, D1.3 = 27,6 – 65,1cm, Hvn = 17,6 – 29,4m. Gốc có bạnh vè, phân cành tự nhiên cao, cành và lá non có lông màu hung. Thời kỳ ra lá non từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, và thời kỳ ra chồi từ tháng 2 – 3. Thời kỳ ra nụ từ tháng 3 – 5, ra hoa từ tháng 4 – 5. Thời kỳ kết quả từ tháng 5 – 6 và mùa quả chín từ tháng 9 – 10. Giổi nhung có chu kỳ sai quả hàng năm.
– Đặc điểm phân bố và sinh thái loài Giổi nhung: Giổi nhung là cây đặc hữu của Việt Nam, mới chỉ gặp ở 3 điểm Kon Hà Nừng (Gia Lai), Đạo Nghĩa (Đăk Nông) và Braian (Lâm Đồng) và mới đây, được phát hiện ở VQG Pù Mát (Nghệ An). Giổi nhung sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất có đá mẹ khác nhau; ưa đất tốt, thoát nước, giàu dinh dưỡng, độ sâu tầng đất > 80 cm.
– Đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên có loài Giổi nhung phân bố: Mật độ tầng cây cao dao động từ 548 – 1.127 cây/ha, trong đó, mật độ Giổi nhung khá thấp (4 – 63 cây/ha, chiếm từ 0,6 – 8,3%). Cấu trúc N/D có dạng phân bố khoảng cách. Tổ thành rừng trong các lâm phần điều tra khá phong phú, có từ 26 – 100 loài/ha, số loài tham gia chính chỉ từ 4 – 7 loài/ha. Giổi nhung xuất hiện chính trong tổ thành rừng ở 11/19 OTC thuộc các điểm Kon Hà Nừng, Kon Chư Răng (IV% từ 5,20 – 11,82%), khu vực Krông Pa không có sự xuất hiện của Giổi nhung trong tổ thành rừng của lâm phần. Mật độ cây tái sinh dao động từ 7.680 – 71.250 cây/ha, trong đó, Giổi nhung có từ 0 – 833 cây/ha.
– Sinh trưởng và tăng trưởng loài Giổi nhung: Số cá thể tham gia vào tầng cây gỗ dao động từ 459 – 689 cây/ha, trong đó, loài Giổi nhung có từ 8-36 cá thể/ha. Tiết diện ngang bình quân lâm phần đạt từ 34,32 – 51,93 m2, trong đó, Giổi nhung đạt từ 1,19-14,72m2. Trữ lượng bình quân lâm phần đạt từ 451,9 – 812,2m3/ha. Dự báo sinh trưởng đường kính (D1.3) của cây Giổi nhung thông qua hàm sinh trưởng Johnson – Schumacher, với phương trình: D1.3 = 28,465*exp (-30,182/(A(1-30) + 6,910)).
– Thực trạng phát triển các mô hình trồng rừng Giổi nhung đã có: Các mô hình rừng trồng Giổi nhung đã được quan tâm nghiên cứu và thử nghiệm từ năm 1986 đến nay, chủ yếu qua 3 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1986 – 1988 trồng làm giàu rừng theo phương thức hỗn loài (Giổi xanh và Giổi nhung, tỷ lệ 1:1); (ii) Giai đoạn 1992 – 1994, trồng làm giàu rừng; và (iii) Giai đoạn 2000 – 2001, trồng rừng Giổi nhung cung cấp gỗ lớn. Tăng trưởng bình quân về đường kính từ 0,53 – 1,12cm/năm; về chiều cao cây từ 0,61 – 1,00m/năm, và đường kính tán từ 0,11 – 0,25m/năm.
– Đề xuất một số giải pháp phát triển loài Giổi nhung theo hướng kinh doanh gỗ lớn: (i) Trồng ở những khu vực còn tính chất đất rừng, đất còn tốt, tầng đất dày; (ii) Cây con đem trồng (Dgoc=1,0-1,3cm, Hvn=1,2-1,5m); (iii) Trồng làm giàu rừng thứ sinh nghèo kiệt với băng chặt từ 1/3 – 1/2 chiều cao tán rừng và trồng trên trảng cây bụi cao trên 3m với băng mở rộng 3m; và (iv) Cần áp dụng các biện pháp bón phân và chăm sóc trong 5 năm đầu, như: phát luỗng dây leo, cây bụi; cuốc, vun xới đất quanh gốc 1m, mở tán rừng…
Thông tin của luận án được đăng tải công khai tại đường link: https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.1&view=33400
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Lê Hữu Phú
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Hữu Phú
- Tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Phạm Quang Tuyến
- Tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Trần Thị Thanh Hương
- Thông tin luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp của Nghiên cứu sinh Trần Thị Thanh Hương