THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên luận án“Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) ở các tỉnh phía Bắc”
Chuyên ngành : Lâm sinh Mã số: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Trọng Điển
Họ tên cán bộ hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Thắng, PGS.TS Hà Thị Mừng
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
- Xoan đào có phân bố tự nhiên rộng, từ trạng thái IIA đến các trạng thái IIIA1, IIIA2 và IIIA3 và phân bố trên cả địa hình đồi núi thấp đến trung bình và cao, nơi có độ dốc từ 10-450, có độ cao so với mực nước biển từ 65-1.415 m, trên đất chua vừa đến rất chua có độ pHKCl <4, thành phần cơ giới gồm đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng và đất sét trung bình.
- Mật độ Xoan đào phân bố ở tầng cây cao trong các trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh vùng Tây Bắc và Đông Bắc dao động từ 5-56 cây/ha và có ý nghĩa về mặt sinh thái trong các trạng thái IIB, IIIA2 và IIIA3 với chỉ số IVI = 6,1-7,8%. Xoan đào có quan hệ dương với nhiều loài, trong đó có các loài phổ biến như Re bầu, Sồi phảng, Chò nâu, Xoan nhừ, Trẩu.
- Kết quả nghiên cứu đã chọn được 108 cây trội Xoan đào thuộc 6 xuất xứ ở 6 tỉnh phía Bắc, trong đó xuất xứ Hòa Bình có 23 cây, Sơn La 14 cây, Lào Cai 21 cây, Tuyên Quang 18 cây, Phú Thọ 14 cây và Bắc Giang 18 cây. Sau 17 tháng trồng khảo nghiệm tại Bảo Thắng, Lào Cai cho thấy đã có sự khác nhau về tỷ lệ sống và sinh trưởng của 6 xuất xứ. 12 gia đình của 3 xuất xứ có triển vọng gồm Lào Cai, Tuyên Quang và Phú Thọ cho sinh trưởng tốt nhất, có độ vượt về sinh trưởng từ 17,5-56,5% so với trung bình khảo nghiệm.
- Kỹ thuật bảo quản và gieo ươm hạt Xoan đào tốt nhất là bảo quản hạt ở nhiệt độ 5˚C trong tủ lạnh chuyên dùng, ngâm hạt ở nước ấm 40-50 ̊C trong 6 giờ và sử dụng thành phần ruột bầu gồm 93% đất mặt + 7% vi sinh Sông gianh để đóng bầu. Khi cấy cây ra bầu thì chọn cây con 2 lá mầm bánh tẻ và trong giai đoạn vườn ươm cần phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại bằng thuốc diệt nấm Manzozeb trong 5 tháng liên tục, tần xuất 15 ngày/lần.
- Trong giai đoạn 1-5 tuổi hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong cây Xoan đào giao động từ 0,28-441,65 g N; 0,08-54,85 g P2O5 và 0,36-347,44 g K2O.
- Cây trồng trong các thí nghiệm trồng rừng thâm canh cho thấy, sau 27 và 32 tháng tuổi các công thức bón thúc phân và phương thức trồng đã có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Xoan đào, bón thúc năm đầu 40 g N + 100 g P2O5/cây và năm thứ 2 bón thúc 80 g N + 200 g P2O5/cây và trồng hỗn giao Xoan đào với Sồi phảng cho sinh trưởng tốt nhất.
Toàn văn luận án được đăng tải trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=37176
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Các tin khác
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Linh
- Thông báo lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2021
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Linh
- Thông báo tổ chức Lớp học chuyển đổi kiến thức cho dự bị, dự tuyển Nghiên cứu sinh năm 2021
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021