Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn uro và giống lai giữa Bạch đàn uro với các loài bạch đàn khác.
Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây lâm nghiệp
Mã số chuyên ngành: 962 02 07
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Sỹ
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Đức Kiên; 2. TS. Hà Huy Thịnh
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
(1). Có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng, chỉ tiêu chất lượng thân cây của các gia đình trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Nam Đàn (13 tuổi) và Ba Vì (15 tuổi) (F<0,05) cũng như các chỉ tiêu tính chất gỗ (khối lượng riêng, độ co rút gỗ) giữa các gia đình Bạch đàn uro (Fpr<0,05-0,001) tại khảo nghiệm Nam Đàn.
(2). Tổng độ co rút tuyến tính và độ co rút tuyến tính tồn tại mối quan hệ tương quan tương đối chặt (R2= 0,616-0,813). Các chỉ tiêu đánh giá vết nứt gỗ ở Bạch đàn uro gần như không có sự thay đổi đáng kể sau 40 ngày cắt hạ (F tính giữa 40 ngày và 70 ngày = 0,57, R2= 0,9588). Ở Bạch đàn uro, hệ số di truyền về khối lượng riêng gỗ là tương đối cao (h2 =0,86), ở mức trung bình đối với tính trạng sinh trưởng (h2 = 0,19-0,26 đối với đường kính và h2 = 0,18-0,31 đối với chiều cao) và ở mức thấp đối với độ co rút và vết nứt (0,014-0,48). Tương quan di truyền giữa sinh trưởng với các tính trạng tính chất gỗ đều ở mức thấp thậm chí là tương quan âm
(3). Tổ hợp lai UP, PU, PC và CP tại nghiệm trồng tại Ba Vì, Đông Hà và Bầu Bàng năm 2012 đều có sinh trưởng vượt trội so với các cây đối chứng. Không có sự sai khác về sinh trưởng giữa các nhóm tổ hợp lai UP, UC và UG trong khảo nghiệm tổ hợp lai trồng năm 2014 tại Ba Vì (3 tuổi). Tuy nhiên, đến giai đoạn 6 tuổi, các tổ hợp lai UG có sinh trưởng kém và tỷ lệ sống thấp hơn so với các tổ hợp UP và UC.
(4). Có sự sai khác giữa các tổ hợp bạch đàn lai về các chỉ tiêu tính chất gỗ nghiên cứu (khối lượng riêng, mô đun đàn hồi) (Fpr<0,05-0,001), một số tổ hợp lai có sự vượt trội về 2 chỉ tiêu nghiên cứu như: U1021/2 x P; 1392/8 x P; U1028/1 x C; U1028/1 x G.
(5). Chọn được 1 tổ hợp lai có sinh trưởng tốt tại cả ba khảo nghiệm (P96/3xU2010) và 4 tổ hợp có sinh trưởng tốt ở hai khảo nghiệm (U1392/4xP, U1594/4xP, U262/3xP, U22xP).
(6). Đã chọn lọc được 32 cá thể cây trội Bạch đàn uro, 60 cá thể bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh, 1 các thể Bạch đàn uro có sinh trưởng mức độ trung bình khá và không có vết nứt gỗ, 5 gia đình Bạch đàn uro 32TL, 10VX, 24TL, 35VX và 22BV có sinh trưởng nhanh và có tỷ lệ T/R thấp thích hợp cho việc sử dụng làm gỗ xẻ, đã chọn lọc được 3 cây mẹ: U1028, U1021 và P96/3 thích hợp cho lai giống.
Thông tin luận án và toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=36021
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Lê Cảnh Nam
- Tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phùng Văn Khang
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Cảnh Nam
- NCS Nguyễn Thị Bích Ngọc bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- Tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phạm Quốc Chiến