Thông tin luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Huỳnh Đức Hoàn

  1. Tên luận án: Xác định trữ lượng các bon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng. Mã số chuyên ngành: 9.62.02.08
  3. Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Đức Hoàn
  4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Viên Ngọc Nam.
  5. Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
  6. TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Dạng phương trình Y = a*Xb thể hiện tốt mối tương quan giữa các nhân tố sinh khối, các bon và đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m; Hệ số chuyển đổi từ sinh khối khô qua các bon là 0,45.

Tổng sinh khối khô trung bình của quần thể Đước đôi trong rừng ngập mặn Cần Giờ là 344,62 ± 106,38 tấn/ha biến động từ 140,33 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi VII (tuổi từ 33 – 37) có tổng sinh khối khôi trung bình cao nhất với giá trị là 430,64 ± 88,63 tấn/ha biến động từ 266,49 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi V (tuổi từ 23 – 27) có tổng sinh khối khô thấp nhất là 304,50 tấn/ha, biến động từ 140,33 đến 541,68 tấn/ha. Tổng sinh khối của quần thể Đước đôi trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đạt hơn 6,35 triệu tấn.

Tổng trữ lượng các bon trung bình của quần thể Đước đôi trong Rừng ngập mặn Cần Giờ là 151,99 ± 46,14 tấn C/ha. Quần thể cấp tuổi VIII (tuổi từ 38 – 42) có trữ lượng các bon tích lũy là 161,05 ± 40,46 tấn C/ha; cấp tuổi VII (tuổi từ 33 – 37) tích lũy là 189,07 ± 38,78 tấn C/ha; cấp tuổi VI (tuổi từ 28 – 32) tích lũy là 136,72 ± 46,08 tấn C/ha; cấp tuổi V (tuổi từ 23 – 27) tích lũy là 134,81 ± 42,34 tấn C/ha; cấp tuổi IV (tuổi từ 18 – 22) tích lũy là 138,34 ± 40,45 tấn C/ha.

Khả năng hấp thụ CO2 của rừng Đước đôi biến động trung bình từ 494,75 – 693,85 tấn CO2/ha.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]