Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu luận án Tiến sĩ về đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của loài cây mẹ và biến dị, di truyền về sinh trưởng và tính chất gỗ trong chọn giống Keo lai tự nhiên”.
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp; Mã số: 62 62 02 07.
Họ và tên NCS: Đỗ Hữu Sơn
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. Hà Huy Thịnh và GS.TS Lê Đình Khả
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã nghiên cứu ảnh hưởng của loài cây mẹ, biến dị và di truyền của các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ được thực hiện dựa trên số liệu kiểu hình của 550 dòng vô tính Keo lai tự nhiên (215 dòng Acacia mangium x A. auriculiformis và 335 dòng A. auriculiformis x A. mangium) trong 4 khảo nghiệm giống lai và 2 khảo nghiệm dòng vô tính tại các vùng sinh thái khác nhau. Các kết quả mới của luận án bao gồm:
1. Tại thời điểm 2 – 3 tuổi, có sự phân hóa và sai khác nhau rất rõ rệt (Fpr < 0,001) giữa các dòng vô tính về tất cả các tính trạng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, bước đầu xác định được 23 dòng keo lai có triển vọng với thể tích thân cây vượt từ 10 đến 40% so với giống keo lai đã được công nhận, từ đó chọn được 5 dòng (BV523, BV585, BV564, BB055, BB026) đủ tiêu chuẩn để công nhận giống mới theo tiêu chuẩn 04 TCN 147 – 2006.
2. Loài cây mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của các dòng Keo lai tự nhiên. Nhóm các dòng keo lai từ cây mẹ là Keo tai tượng có sinh trưởng vượt trội và sai khác rõ rệt (Fpr < 0,001) so với nhóm các dòng keo lai từ cây mẹ là Keo lá tràm. Tuy nhiên, kết quả bước đầu cho thấy giữa các nhóm này không có sự sai khác rõ rệt về khối lượng riêng cơ bản và mô đun đàn hồi của gỗ. Ảnh hưởng của gia đình đến một số tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ của các dòng vô tính keo lai là rất nhỏ và không có ý nghĩa.
3. Thông số di truyền của các tính trạng nghiên cứu dao động từ mức trung bình đến cao và ổn định theo tuổi. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của các tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ dao động từ 0,16 đến 0,49. Hệ số biến động kiểu gen của các tính trạng sinh trưởng dao động từ 7,8 đến 20,0%, cao hơn so với các tính chất gỗ (6,0 – 9,5%).
4. Hệ số tương quan kiểu gen về các chỉ tiêu sinh trưởng và mô đun đàn hồi giữa các lập địa khác nhau ở mức thấp đến trung bình, cho thấy mức độ tương tác kiểu gen – hoàn cảnh mạnh cho các tính trạng này. Ngược lại, tương quan giữa các lập địa về khối lượng riêng cơ bản là cao chứng tỏ mức độ tương tác thấp giữa các lập địa về chỉ tiêu này.
5. Hệ số tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ là thấp và không có ý nghĩa, chứng tỏ chọn giống theo chỉ tiêu sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng gỗ.
Key results:
Research on effects of mother tree species, genetic variation and heredity of growth, stem form and wood quality in natural acacia hybrid were conducted based on phenotypic data of 550 natural acacia hybrid clones (215 clones of Acacia mangium x A. auriculiformis and 335 clones of A. auriculiformis x A. mangium) in 4 clonal screening trials and 2 clonal testing trials at different ecological zones in Vietnam. The main new findings of thesis are:
1. At age of 2 – 3 years, there were significant differences (Fpr < 0.001) between clones in all studied traits. According to results of clonal trials, 23 promising acacia hybrid clones have been preliminary identified with stem volume of 10 to 40% better than commercial clones of the same species. Further testing showed that 5 clones (BV523, BV585, BV564, BB055, BB026) proved outperformed growth and can be registered as new germplasms according to standard 04 TCN 147 – 2006.
2. Mother tree species had significant effects in growth of acacia hybrid clones. Clones derived from Acacia mangium mother trees grew significantly faster (Fpr < 0.001) than those selected from A. auriculiformis mother trees. In constrast, preliminary results showed that mother tree species did not affect significantly to wood basic density and modulus of elasticity. Effects of family in growth and wood properties of clones were minor and not statistically significant.
3. Genetic parameters of studied traits ranged from moderate to high and remain stable with ages. Broad sense heritability of growth and wood properties ranged from 0.16 to 0.49. Coefficient of genotypic variation of growth traits ranged from 7.8 to 20.0%, which were higher than that for wood properties (6.0 – 9.5%).
4. Coefficient of genotypic correlations between sites for growth traits and modulus of elasticity were low to moderate, indicated strong genotype by environment interaction for those characters. In constrast, genotypic correlations between sites for wood basic density were high, suggested that the genotype by environment interaction was not important for this trait.
5. Coefficient of genotypic correlations between growth and wood properties were low and not significant. This indicated that selection for increased growth would not affect considerably to wood properties.
Luận án, tóm tắt luận án xem tại đây: Luan an 2017 2. Tom tat luan an_TV 3. Summary of thesis_EL
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024