Thông báo: Về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình Tây Bắc triển khai thực hiện trong kế hoạch năm 2014 đợt 1

Về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” triển khai thực hiện trong kế hoạch năm 2014 đợt 1
Thực hiện tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ triển khai thực hiện trong kế hoạch năm 2014 đợt 1 (danh mục kèm theo) thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” (gọi tắt là Chương trình Tây Bắc), Đại học Quốc gia Hà Nội xin thông báo về phương thức và kế hoạch thực hiện việc tuyển chọn như sau:
1. Phương thức tuyển chọn được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước và Thông tư số 09/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước. Chi tiết xem tại website của Chương trình Tây Bắc tại địa chỉ: http://www.taybac.vnu.edu.vn
2. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thống nhất tải về từ website của Chương trình Tây Bắc. Hồ sơ đăng ký bao gồm 01 bản gốc, 11 bản sao và 01 bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang.
3. Nơi nhận hồ sơ: Văn phòng Chương trình Tây Bắc, Phòng 402, Nhà điều hành D2, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
4. Thời gian nhận hồ sơ: Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn là trước 16h30 ngày 10/02/2014 (Thứ Hai). Ngày chứng thực nhận hồ sơ là ngày ghi ở dấu của Bưu điện Hà Nội (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của Văn phòng Chương trình Tây Bắc (trường hợp nộp trực tiếp).
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TÂY BẮC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2014 ĐỢT 1
(Kèm theo Quyết định số 4850 /QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN, ngày 30 tháng 12 năm 2013)
I. Nhóm nhiệm vụ về các vấn đề: Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên thiên nhiên, Môi trường và Tai biến
Stt
Tên đề tài
Định hướng
mục tiêu
Sản phẩm dự kiến
Phương thức tuyển chọn
1.
Nghiên cứu đánh giá tổng thể tiềm năng các bồn địa nhiệt vùng Tây Bắc
1. Đánh giá tiềm năng các bồn địa nhiệt tại khu vực Tây Bắc.
2. Đề xuất quy hoạch và mô hình sử dụng bền vững các bồn địa nhiệt vùng Tây Bắc.
3. Thiết kế mô hình khai thác thí điểm nguồn địa nhiệt phù hợp đặc điểm vùng Tây Bắc.
4. Đề xuất các chính sách quản lý, thu hút đầu tư khai thác năng lượng địa nhiệt vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững.
1. Kết quả khoa học chính:
– Dữ liệu tổng hợp các nguồn địa nhiệt (mô hình bồn chứa, thành phần, nguồn gốc của nước và nhiệt độ dưới bồn, mức độ dập vỡ đất đá trong khu vực bồn địa nhiệt).
– Mô hình khai thác thí điểm và bộ thông số công nghệ phù hợp để lắp đặt một nhà máy phát điện quy mô từ 200-300kW tại một bồn lựa chọn ở vùng Tây Bắc.
– Qui hoạch, các mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa nhiệt ở bồn nghiên cứu vùng Tây Bắc.
– Các chính sách quản lý, thu hút đầu tư khai thác năng lượng địa nhiệt vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững.
2. Các ấn phẩm:
– 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.
– 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
2.
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc
1. Đánh giá tổng thể tiềm năng, triển vọng các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc.
2. Đề xuất định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản hợp lý.
3. Xây dựng các bản đồ khoáng sản và sơ đồ cấu trúc khống chế quặng.
1. Kết quả khoa học chính:
– Báo cáo đánh giá tổng thể tiềm năng, triển vọng các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc.
– Đề xuất định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc theo kịch bản phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc.
– Bản đồ phân vùng triển vọng các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni tỷ lệ 1:200.000.
– Bản đồ địa chất khoáng sản một số khu vực trọng điểm về các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni ở tỷ lệ 1:25.000.
– Các sơ đồ cấu trúc khống chế quặng hóa tỷ lệ 1:10.000 một số điểm mỏ liên quan đến các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni.
2. Các ấn phẩm:
– 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.
– 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
3.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc hiện trường phục vụ cảnh báo sớm tai biến lũ quét và trượt lở, đảm bảo điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung vùng Tây Bắc
1. Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống quan trắc tai biến lũ quét và trượt lở, phát triển các mô hình dự báo và hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực dân cư tập trung và các tuyến giao thông vùng Tây Bắc.
2. Xây dựng hệ thống quan trắc hiện trường phục cảnh báo sớm tai biến lũ quét và trượt lở, đảm bảo điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung vùng Tây Bắc.
3. Xây dựng cổng thông tin cảnh báo sớm lũ quét, trượt lở phục vụ điều hành giao thông vùng Tây Bắc.
4. Đề xuất luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho các kịch bản điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung ứng phó với tai biến lũ quét và trượt lở ở miền núi Tây Bắc.
1. Kết quả khoa học chính:
– Khung phân tích hệ thống quan trắc tai biến lũ quét và trượt lở, phát triển các mô hình dự báo và hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực dân cư tập trung và các tuyến giao thông vùng Tây Bắc.
– Số liệu khảo sát hiện trạng tai biến lũ quét và trượt lở dọc tuyến quốc lộ và khu dân cư tập trung vùng Tây Bắc.
– Các bản đồ nguy cơ tai biến lũ quét và trượt lở một số khu vực trọng điểm dọc các quốc lộ vùng Tây Bắc (tỷ lệ 1:100.000).
– Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm tai biến trượt lở dọc hệ thống quốc lộ vùng Tây Bắc.
– Cổng thông tin và các bản đồ thường trực hỗ trợ ra quyết định cảnh báo sớm về lũ quét và trượt lở dọc quốc lộ vùng Tây Bắc.
– Phương án điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung ứng phó với lũ quét, trượt lở và luận chứng kinh tế – kỹ thuật theo các kịch bản khác nhau ở một số khu vực trọng điểm trên tuyến quốc lộ chính.
2. Các ấn phẩm:
– 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.
– 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
 II. Nhóm nhiệm vụ về các vấn đề: Kinh tế, Sinh kế
Stt
Tên đề tài
Định hướng
mục tiêu
Sản phẩm dự kiến
Phương thức tuyển chọn
4.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý thương mại biên giới vùng Tây Bắc
1. Xác định các đặc thù và yếu tố ảnh hưởng đến thương mại biên giới vùng Tây Bắc.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam, Trung Quốc và Lào tại các cửa khẩu ở các tỉnh biên giới Tây Bắc.
3. Đề xuất các mô hình, chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả thương mại biên giới Việt – Trung và Việt – Lào.
1. Kết quả khoa học chính:
– Các luận chứng khoa học và thực tiễn phát triển hoạt động thương mại tại các khu vực cửa khẩu vùng Tây Bắc.
– Hiện trạng về hoạt động thương mại biên giới (mô hình, quy mô, loại hình hoạt động, chính sách quản lý điều hành trong và ngoài biên giới, các ứng xử với hoạt động buôn lậu,…) ở các cửa khẩu vùng Tây Bắc.
– Đề xuất mô hình và chính sách, giải pháp khả dụng đối với Bộ Công thương, các địa phương và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại biên giới vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
– 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
5.
Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc
1. Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững cho vùng có điều kiện tự nhiên và các di sản phù hợp với phát triển du lịch sinh thái ở Tây Bắc.
2. Xây dựng các mô hình, hệ thống giải pháp triển khai du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo tồn các giá trị di sản và xóa đói giảm nghèo của một số vùng có quy mô dân số từ 1000 dân trở lên và phạm vi cấp huyện.
3. Đề xuất chính sách đặc thù và giải pháp để phát triển du lịch sinh thái bền vững cho toàn vùng Tây Bắc.
1.             1. Kết quả khoa học chính:
–    Luận cứ khoa học và các tiêu chí của phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn các giá trị di sản tự nhiên và văn hoá của một số vùng có quy mô dân số từ 1000 dân trở lên và phạm vi cấp huyện vùng Tây Bắc.
–    Báo cáo thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái theo hệ thống các tiêu chí đánh giá của phát triển bền vững của một số vùng có quy mô dân số từ 1000 dân trở lên và phạm vi cấp huyện vùng Tây Bắc.
–    Một số mô hình kịch bản phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn các giá trị di sản tự nhiên và xóa đói giảm nghèo, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của một số vùng có quy mô dân số từ 1000 dân trở lên và phạm vi cấp huyện với nhu cầu hạ tầng và đầu tu ban đầu cụ thể dưới dạng dự án quy hoạch vùng Tây Bắc.
–    Hệ thống các chính sách, giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo, phù hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cho vùng nghiên cứu cụ thể và cho toàn vùng Tây Bắc.
–    Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch sinh thái gắn với các di sản tự nhiên và văn hóa cho toàn vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
6.
Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho các vùng di dân, tái định cư của lòng hồ thủy điện Sơn La
1. Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn của mô hình sinh kế bền vững ở khu vực di dân, tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.
2. Đề xuất định hướng xây dựng các mô hình sinh kế bền vững của các vùng di dân, tái định cư thuộc lòng hồ thủy điện Sơn La.
3. Xây dựng mô hình sinh kế bền vững tại một vùng tái định cư của công trình thủy điện Sơn La.
4. Đề xuất các chính sách đặc thù và giải pháp phát triển sinh kế bền vững ở khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La.
1. Kết quả khoa học chính:
– Báo cáo đánh giá thực trạng sinh kế ở các vùng di dân, tái định cư của lòng hồ thủy điện Sơn La.
– Luận cứ khoa học và các tiêu chí của mô hình phát triển sinh kế bền vững ở Tây Bắc trên cơ sở thực trạng của 5 khu vực tái định cư lòng hồ thủy điện Sơn La với quy mô dân số tập trung trên 1000 dân và diện tích tương ứng đơn vị thuộc cấp xã tỉnh Sơn La.
– Các mô hình sinh kế bền vững (theo các tiêu chí của sinh kế bền vững) của vùng tái định cư lòng hồ thủy điện Sơn La phù hợp với điều kiện tự nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của vùng di dân, tái định cư có quy mô dân số tập trung trên 1000 dân và diện tích tương ứng đơn vị thuộc cấp xã tỉnh Sơn La.
– Các kiến nghị chính sách đặc thù và giải pháp triển khai đảm bảo mô hình phát triển sinh kế bền vững ở các khu vực di dân, tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.
2. Các ấn phẩm :
– 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
– Bộ tài liệu đào tạo, hướng dẫn phục vụ chuyển giao mô hình.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
7.
Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc
1. Xây dựng khung phân tích mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc.
2. Đề xuất một mô hình chuỗi cung ứng các sản phẩm nông lâm đặc sản cụ thể xuất khẩu vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất các chính sách và giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu.
1. Kết quả khoa học chính:
– Khung phân tích mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc.
– Thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông lâm đặc sản vùng Tây Bắc (đánh giá theo khung phân tích).
– Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản cụ thể xuất khẩu ở vùng Tây Bắc.
– Các chính sách và giải pháp phát triển bền vững chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
– 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
8.
Nghiên cứu phát triển các mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc
1. Xây dựng khung phân tích mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc.
2. Đánh giá (theo khung phân tích) thực trạng hoạt động các thị trường phù hợp cho người nghèo ở Tây Bắc.
3. Đề xuất các mô hình và chính sách đặc thù để phát triển các thị trường phù hợp cho người nghèo ở vùng Tây Bắc.
1. Kết quả khoa học chính:
– Luận cứ khoa học và các tiêu chí phát triển thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc.
– Báo cáo hiện trạng phát triển các thị trường cho người nghèo và bộ số liệu khảo sát về tham gia thị trường của người nghèo vùng Tây Bắc.
– Các mô hình, chính sách đặc thù để phát triển các thị trường phù hợp cho người nghèo ở vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
– 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
9.
Nghiên cứu đề xuất các mô hình và chính sách thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế vùng Tây Bắc
1. Xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn và các tiêu chí thu hút nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho vùng Tây Bắc.
 2. Đánh giá được thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư ở vùng Tây Bắc.
3. Xây dựng cơ sở khoa học và một số mô hình thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ở vùng Tây Bắc.
4. Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư ở vùng Tây Bắc.
1. Kết quả khoa học chính:
– Luận cứ khoa học và các tiêu chí thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vùng Tây Bắc.
– Báo cáo thực trạng (theo các tiêu chí) thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư ở vùng Tây Bắc.
– Một số mô hình và chính sách đặc thù để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư tại vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
– 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
III. Nhóm nhiệm vụ về các vấn đề: Văn hóa, Xã hội, An ninh & Quốc phòng
Stt
Tên đề tài
Định hướng
mục tiêu
Sản phẩm dự kiến
Phương thức tuyển chọn
10.
Nghiên cứu đề xuất chính sách đặc thù và giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc
1. Làm rõ đặc điểm, vai trò, vị trí của cộng đồng dân tộc Thái đối với vùng Tây Bắc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh vùng Tây Bắc.
2. Đề xuất các chính sách đặc thù và giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong quá trình phát triển bền vững vùng Tây Bắc.
1.             Kết quả khoa học chính:
–    Báo cáo đánh giá thực trạng, đặc điểm, vị trí và vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc.
–    Bộ cơ sở dữ liệu số hóa, tích hợp liên ngành về cộng đồng dân tộc Thái vùng Tây Bắc.
–    Các chính sách đặc thù và giải pháp bảo tồn, phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái đối với phát triển bền vững vùng Tây Bắc.
2.             Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
11.
Nghiên cứu đề xuất chính sách đặc thù và giải pháp bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
1. Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn của việc bảo tồn và sử dụng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
2. Làm rõ thực trạng sử dụng ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất triển khai thí điểm một số chính sách đặc thù và giải pháp để bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
1.             Kết quả khoa học chính:
– Luận cứ khoa học và các tiêu chí bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
–    Thực trạng bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ (theo các tiêu chí) và chính sách bảo tồn, sử dụng, giáo dục ngôn ngữ ở các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
–    Bộ tư liệu về di sản văn hóa ngôn ngữ (có chữ viết và không có chữ viết) phục vụ bảo tồn và sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
–    Các giải pháp, chính sách sử dụng ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ cho các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc phù hợp với phát triển vững.
2.             Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
12.
Nghiên cứu biến đổi xã hội vùng Tây Bắc phục vụ xây dựng mô hình phát triển bền vững
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của biến đổi xã hội vùng Tây Bắc.
2. Đánh giá tình hình biến đổi xã hội ở vùng Tây Bắc từ năm 1986 đến nay (có tính đến tính đa dạng của các tiểu vùng và các tộc người).
3. Đề xuất các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống theo mô hình xã hội phát triển bền vững vùng Tây Bắc.
1. Kết quả khoa học chính:
–    Luận cứ khoa học và các tiêu chí đánh giá biến đổi xã hội vùng Tây Bắc.
–    Mô hình xã hội bền vững ở vùng Tây Bắc.
–    Báo cáo thực trạng biến đổi xã hội (theo các tiêu chí) vùng Tây Bắc từ 1986 đến nay và dự báo xu thế phát triển xã hội ở vùng Tây Bắc từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030.
–    Các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc theo mô hình phát triển xã hội bền vững.
2. Các ấn phẩm:
– 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
13.
Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa phương trọng yếu của vùng Tây Bắc.
1. Xây dựng khung phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở của một số địa phương khu vực trọng yếu vùng Tây Bắc.
2. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động (theo khung phân tích) của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa phương trọng yếu vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất các chính sách, giải pháp nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa phương trọng yếu của vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững.
1. Kết quả khoa học chính:
– Luận cứ khoa học và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở của một số địa phương khu vực trọng yếu vùng Tây Bắc.
– Báo cáo thực trạng hiệu quả hoạt động (theo khung phân tích) của hệ thống chính trị cấp cơ sở của một số địa phương khu vực trọng yếu vùng Tây Bắc.
– Các chính sách đặc thù và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa phương trọng yếu thuộc vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
– 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
14.
Nghiên cứu mối quan hệ các tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc và Lào góp phần ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Bắc
1. Xây dựng khung phân tích các loại quan hệ và các tiêu chí đánh giá mức độ, ảnh hưởng quan hệ giữa các tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc và Lào.
 2. Làm rõ thực trạng mối quan hệ các tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc và Lào.
3. Dự báo các xu hướng biến đổi các mối quan hệ giữa các tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc và Lào trong phát triển bền vững vùng biên giới Tây Bắc.
4. Đề xuất các chính sách đặc thù và giải pháp giữ gìn, bảo tồn, phát huy mối quan hệ hữu nghị, tăng cường khối đoàn kết giữa các tộc người vùng biên giới với Trung Quốc và Lào, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định và phát triển bền vững vùng biên giới Tây Bắc.
1. Kết quả khoa học chính:
–     Cấu trúc các loại quan hệ và các tiêu chí đánh giá mức độ quan hệ giữa các tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc và Lào.
–     Báo cáo thực trạng (theo cấu trúc và các tiêu chí nêu trên) về mối quan hệ các tộc người vùng biên giới với Trung Quốc và Lào.
–     Các dự báo xu hướng biến đổi mối quan hệ giữa các tộc người vùng biên giới với Trung Quốc và Lào trong phát triển bền vững vùng biên giới Tây Bắc.
–    Các chính sách đặc thù và giải pháp giảm thiểu xung đột, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các tộc người vùng biên giới với Trung Quốc và Lào, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững vùng biên giới Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
IV. Nhóm nhiệm vụ về các vấn đề : Ứng dụng, Chuyển giao khoa học công nghệ
Stt
Tên đề tài
Định hướng
mục tiêu
Sản phẩm dự kiến
Phương thức tuyển chọn
15.
Nghiên cứu, áp dụng công nghệ tích hợp địa môi trường – địa sinh thái nhằm ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường tại một số điểm ở các lưu vực sông vùng Tây Bắc
1. Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn của việc áp dụng công nghệ tích hợp địa môi trường – địa sinh thái phục vụ xử lý ô nhiễm.
2. Xây dựng quy trình công nghệ tích hợp địa môi trường – địa sinh thái ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm các lưu vực sông liên quan đến hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản và các hoạt động công nghiệp vùng Tây Bắc.
3. Áp dụng qui trình xử lý ô nhiễm tại mỏ chì kẽm vùng Bắc Kạn và điểm công nghiệp tập trung thuộc lưu vực Sông Lô.
1. Kết quả khoa học chính:
– Cơ sở khoa học và thực tiễn của áp dụng công nghệ tích hợp địa môi trường – địa sinh thái trong xử lý ô nhiễm môi trường vùng khai thác khoáng sản kim loại khu vực Bắc Kạn và các hoạt động công nghiệp lưu vực Sông Lô.
– Quy trình công nghệ tích hợp địa môi trường – địa sinh thái trong xử lý ô nhiễm môi trường vùng khai thác mỏ chì kẽm vùng Bắc Kạn và điểm công nghiệp tập trung thuộc lưu vực Sông Lô đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nước thải công nghiệp.
– Kết quả xử lý thử nghiệm bằng công nghệ tích hợp địa môi trường – địa sinh thái xử lý ô nhiễm môi trường vùng khai thác mỏ chì kẽm vùng Bắc Kạn và điểm công nghiệp tập trung thuộc lưu vực Sông Lô đạt quy chuẩn môi trường.
2. Các ấn phẩm:
–    01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.
–    01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
16.
Nghiên cứu đánh giá chất lượng và công nghệ biến tính, tinh chế nguyên liệu khoáng vùng Tây Bắc phục vụ công nghiệp sản xuất giấy chất lượng cao
1. Nghiên cứu tổng thể tiềm năng các nguồn nguyên liệu khoáng (calcit, kaolin, talc) vùng Tây Bắc phục vụ công nghiệp sản xuất giấy.
2. Đánh giá chất lượng nguyên liệu khoáng vùng Tây Bắc dùng cho ngành công nghiệp sản xuất giấy (đối với các sản phẩm giấy khác nhau).
3. Đề xuất công nghệ khai thác, làm giàu, tinh chế, nâng cấp chất lượng các nguồn nguyên liệu khoáng phục vụ công nghiệp sản xuất giấy.
1. Kết quả khoa học chính:
– Báo cáo tổng thể về tiềm năng các nguồn nguyên liệu khoáng (calcit, kaolin, talc) vùng Tây Bắc phục vụ công nghiệp sản xuất giấy và hiện trạng khai thác, sử dụng các nguồn nguyên liệu này.
– Các thông số về chất lượng nguyên liệu khoáng vùng Tây Bắc dùng cho ngành công nghiệp sản xuất giấy: tỷ trọng, kích thước hạt (bao gồm độ dài hạt theo mặt 00l), hình thái bề mặt hạt khoáng, độ trắng dựa trên thành phần hóa học cấu trúc hạt khoáng.
– Mô hình làm giàu, tinh chế các nguồn nguyên liệu khoáng phục vụ công nghiệp sản xuất giấy.
– Công nghệ biến tính, xử lý nâng cấp chất lượng các nguồn nguyên liệu khoáng phục vụ công nghiệp sản xuất giấy cao cấp.
2. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
17.
Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn dược liệu vùng Tây Bắc (táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ) để bào chế sản phẩm có tác dụng hạ lipid trong máu
1. Lựa chọn một số dược liệu có tác dụng hạ lipid máu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nguồn dược liệu vùng Tây Bắc.
2. Xác định đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và đánh giá tác dụng sinh học của các hợp chất phân lập được từ dược liệu đã chọn.
3. Xây dựng công thức và quy trình bào chế sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hạ lipid máu từ dược liệu đã chọn.
4. Đánh giá tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của sản phẩm bào chế được trên động vật thực nghiệm.
1. Sản phẩm khoa học – công nghệ chính:
– Tiêu chuẩn cơ sở của các sản phẩm nguồn dược liệu có tác dụng hạ lipid máu (táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ) với đầy đủ các chỉ tiêu tương ứng với mỗi loại sản phẩm, đạt tiêu chuẩn lưu hành thị trường.
– Quy trình sản xuất bột cao khô dược liệu và quy trình bào chế viên nang cứng từ bột cao khô.
– Bộ dữ liệu về thành phần hóa học tinh khiết phân lập được từ dược liệu nguồn dược liệu có tác dụng hạ lipid máu (táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ) và tác dụng sinh học của các hợp chất được phân lập.
– Dữ liệu về độ ổn định, tính an toàn và tác dụng gây hạ lipid máu của viên nang bào chế từ nguồn dược liệu có tác dụng hạ lipid máu (táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ).
2. Sản phẩm chế thử:
– Viên nang cứng bào chế từ nguồn dược liệu có tác dụng hạ lipid máu (táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ): 200 lọ nhựa mỗi lọ có 60 viên nang cứng (tương đương 12.000 viên).
– Bột cao khô của nguồn dược liệu có tác dụng hạ lipid máu (táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ): 5kg.
3. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
4. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 01 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
18.
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn GACP (Good Agricultural and Collection Practices for medicical plants) cho một số dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc.
1. Xây dựng bộ tiêu chuẩn GACP cho các dược liệu đặc hữu (ấu tẩu, ý dĩ … ) vùng Tây Bắc phục vụ nhu cầu làm thuốc trong nước và xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm.
2. Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của các loài thực vật dược liệu bản địa vùng Tây Bắc.
3. Cơ sở khoa học cho việc phát triển thuốc và thực phẩm chức năng từ các dược liệu đặc hữu đặc hiệu.
4. Xây dựng chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học nguồn dược liệu bản địa vùng Tây Bắc.
5. Đề xuất chính sách, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nguồn dược liệu bản địa vùng Tây Bắc.
 1. Kết quả khoa học chính:
– Đăng ký xuất xứ và chỉ dẫn địa lý cho một số dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc.
– Chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học nguồn dược liệu bản địa vùng Tây Bắc: nguồn dược liệu quý và bảo tồn đa dạng di truyền.
– Các dữ liệu thuộc tính có lợi và có hại của các loại dược liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng phục vụ đăng ký lưu hành.
– Chính sách, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nguồn dược liệu bản địa vùng Tây Bắc.
2. Sản phẩm chế thử:
– Các bộ tiêu chuẩn GACP cho các dược liệu đặc hữu (ấu tẩu, ý dĩ…) vùng Tây Bắc.
– Các loại thuốc và thực phẩm chức năng từ dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc.
3. Các ấn phẩm:
–    01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.
–    01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
4. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
19.
Nghiên cứu   nuôi trồng thử nghiệm Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
1. Xác định tính thích nghi Đông trùng hạ thảo trên tằm dâu tại 3 khu vực ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
2. Xây dựng mô hình và thử nghiệm nuôi trồng Đông trùng hạ thảo tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tạo chất lượng Đông trùng hạ thảo tương đương và với sản phẩm được nuôi tại Lâm Đồng.
3. Đề xuất khả năng chuyển đổi sinh kế và phát triển kinh tế – xã hội tại một số địa phương vùng Tây Bắc.
1. Kết quả khoa học và sản phẩm công nghệ chính:
– Luận cứ khoa học về các điều kiện nuôi trồng Đông trùng hạ thảo trên tằm dâu đảm bảo năng xuất và chất lượng tương đương khu vực Lâm Đồng trên cả 3 khu vực tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
– Định chuẩn thành phần, hàm lượng một số chỉ tiêu dược liệu của Đông trùng hạ thảo tại ba vùng thử nghiệm.
– Mô hình công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng Đông trùng hạ thảo tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phù hợp với điều kiện xác lập.
2. Sản phẩm công nghệ:
– 20 kg Đông trùng hạ thảo tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu có chất lượng tương đương với Đông trùng hạ thảo nuôi trồng tại Lâm Đồng và có giá trị xuất khẩu.
3. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
4. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
20.
Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu tiên tiến, thân thiện môi trường trong canh tác nông, lâm nghiệp vùng Tây Bắc
1. Xây dựng luận cứ khoa học của mô hình ứng dụng một số vật liệu tiên tiến (màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bầu ươm cây tự huỷ, polyme siêu hấp thụ nước, phân bón nhả chậm) trong canh tác nông, lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
2. Xây dựng 04 mô hình và chuyển giao thử nghiệm công nghệ sử dụng các loại vật liệu tiên tiến ứng dụng đại trà trong sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất giải pháp nhân rộng và triển khai đại trà các mô hình.
1. Kết quả khoa học và sản phẩm công nghệ chính:
 – Luận cứ khoa học trong việc ứng dụng 4 vật liệu tiên tiến thân thiện môi trường theo các mô hình canh tác nông, lâm nghiệp thử nghiệm.
– Mô hình ứng dụng polyme siêu hấp thụ nước để giữ ẩm, cải tạo đất, tăng năng suất, chất lượng cây dược liệu (quy mô 15 ha, cây đương quy và actiso, năng suất tăng 15-25%).
– Mô hình ứng dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV cho cây rau, hoa màu (quy mô 1 ha, năng suất tăng 20-40%).
– Mô hình ứng dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây công nghiệp (quy mô 15 ha, cây chè kinh doanh, năng suất chè búp tăng 20-30%, hiệu quả sử dụng phân bón tăng 20-30%).
– Mô hình ứng dụng bầu ươm cây tự hủy để ươm trồng cây lâm nghiệp (quy mô 100.000 bầu, 2 loại cây trồng rừng, hiệu quả sử dụng nước và phân bón tăng 20-25%, tốc độ tăng trưởng cây ươm bầu tăng 15-25%, thời gian phân hủy bầu ươm 1-6 tháng).
– Hướng dẫn quy trình nhân rộng và triển khai đại trà 04 công nghệ sử dụng các loại vật liệu tiên tiến.
2. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
21.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kinh tế – kỹ thuật để bảo tồn, phát triển và khai thác lợn bản và gà xương đen vùng Tây Bắc
1. Xây dựng các biện pháp kinh tế – kỹ thuật cho các nông hộ miền núi trong chăn nuôi lợn bản và gà xương đen phục vụ nâng cao đời sống kinh tế vùng nông thôn miền núi Tây Bắc.
2. Đề xuất các kỹ thuật bảo tồn giống, giữ gìn nguồn gen quý của giống vật nuôi bản địa, đảm bảo đa dạng sinh học, tránh cận huyết vùng Tây Bắc.
3. Xây dựng mô hình và giải pháp phát triển giống lợn bản thuần và gà xương đen thuần tại một số địa phương thuộc miền núi Tây Bắc nhằm cải thiện điều kiện kinh tế của các hộ nông dân miền núi vùng Tây Bắc.
1. Các sản phẩm khoa học công nghệ chính:
– Giải pháp kỹ thuật nâng cao số lượng các dòng lợn bản và gà xương đen thuần nuôi giữ tại các nông hộ vùng Tây Bắc.
– Quy trình kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn bản và gà xương đen cho năng suất sinh trưởng và sinh sản cao, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết.
– Các mô hình chăn nuôi lợn bản và gà xương đen tại một số địa phương thuộc miền núi Tây Bắc nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với các vật nuôi bản địa miền núi vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
22.
Nghiên cứu tích hợp điều tra và phân tích ảnh vệ tinh độ phân giải cao ứng dụng trong quan trắc và giám sát phục vụ quản lý và quy hoạch phát triển bền vững rừng vùng Tây Bắc
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nhận dạng các loại thảm thực vật bằng công nghệ phân tích ảnh vệ tinh phân giải cao.
2. Quan trắc diễn biến và đánh giá mức độ phát triển, mật độ và diện tích rừng theo thời gian và khu vực trong 10 năm trở lại đây ở vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất quy hoạch phát triển rừng bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Tây Bắc trên cơ sở phân tích ảnh vệ tinh và công nghệ phân tích không gian.
1. Kết quả khoa học chính:
– Cơ sở khoa học cho việc nhận dạng các loại thảm thực vật bằng công nghệ phân tích ảnh vệ tinh phân giải cao.
– Đề xuất quy hoạch phát triển rừng bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Tây Bắc trên cơ sở phân tích ảnh vệ tinh và công nghệ phân tích không gian:
+ Bản đồ phân bố các loại cây công nghiệp quan trọng trên địa bàn Tây Bắc, tỷ lệ 1:250.000; chi tiết hóa 1:50.000 ở một số khu vực phát triển trọng điểm.
+ Bản đồ biến động diện tích các loại cây công nghiệp quan trọng, tỷ lệ 1:50.000 các năm 2003, 2008 và 2013.
+ Bản đồ thích nghi cây trồng cho một số lọai cây công nghiệp chủ yếu (cao su, chè) trên địa bàn Tây Bắc, tỷ lệ 1:250.000; chi tiết hóa 1:50.000 ở một số khu vực phát triển trọng điểm.
2. Các ấn phẩm:
–    01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.
–    01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
23.
Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa phế thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung thành phân hữu cơ chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường vùng Tây Bắc
1. Xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ chuyển hóa phế thải chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung phục vụ sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao ở vùng Tây Bắc.
2. Ứng dụng công nghệ chuyển hóa phế thải chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung để xử lý ô nhiễm môi trường tại một số khu vực có chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn tại Nghệ An và Lai Châu.
3. Xây dựng quy trình công nghệ và chuyển giao công nghệ chuyển hóa phế thải chăn nuôi gia súc, gia cầm sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao phục vụ tăng năng suất cây trồng và an toàn môi trường tới các hộ gia đình và các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tại Nghệ An và Lai Châu.
1. Sản phẩm công nghệ:
– Quy trình chuyển hóa phế thải chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung cho sản xuất tối thiểu 03 loại phân bón compost/hữu cơ vi sinh chất lượng cao làm tăng năng suất cây trồng tối thiểu 15% cho một số cây (chè, hoa, ngô…) ở vùng Tây Bắc.
– Phân (tối thiểu 2 tấn phân cho mỗi loại) chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn phân bón compost/hữu cơ vi sinh (được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành).
2. Kết quả khoa học chính:
– Xác lập và phân lập được bộ giống vi sinh vật đối kháng chống nhiều loại tác nhân gây bệnh thực vật để sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao.
– Mô hình xử lý môi trường do ô nhiễm phế thải chăn nuôi gia súc gia cầm tại hai tỉnh Nghệ An và Lai Châu.
3. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
4. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
24.
Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sử dụng chất khử ôxy trong bảo quản chống ôxy hóa cho ngô và các loại nông lâm sản sau thu hoạch trên địa bàn vùng Tây Bắc
1. Xây dựng mô hình kỹ thuật sử dụng chất khử ôxy trong bảo quản chống ôxy hóa đảm bảo an toàn chống nấm độc hại đối với ngô, đậu tương, quả đặc sản (cam, táo..), cây củ quả dược liệu, chè ở quy mô hộ gia đình và các kho tập trung ở vùng Tây Bắc.
2. Thí điểm triển khai bảo quản các sản phẩm nông lâm sản khác tại một số khu vực có nguy cơ cao ở vùng Tây Bắc.
1. Các sản phẩm khoa học công nghệ chính:
– 05 báo cáo mô hình và các kỹ thuật, công nghệ sử dụng chất khử oxy trong bảo quản chống ôxy hóa đảm bảo an toàn chống nấm độc hại đối các loại nông, lâm sản như ngô, đậu tương, quả đặc sản (cam, táo…), cây củ quả dược liệu, chè ở quy mô hộ gia đình và các kho tập trung cho 5 tỉnh vùng Tây Bắc.
– 05 mô hình trình diễn, chuyển giao và hướng dẫn công nghệ bảo quản cho nông dân, doanh nghiệp miền núi ở quy mô hộ gia đình và quy mô các kho tập trung đối với các sản phẩm nông lâm sản khu vực Tây Bắc như ngô, đậu tương, quả đặc sản (cam, táo..), cây củ quả dược liệu, chè…tại 5 tỉnh vùng Tây Bắc
2. Các ấn phẩm:
–    Giấy chứng nhận về giải pháp hữu ích.
3. Đào tạo:
– 05 khóa đào tạo cho nông dân và doanh nghiệp tại 05 tỉnh triển khai dự án.
Tuyển chọn
V. Nhóm nhiệm vụ về các vấn đề: Giáo dục & Đào tạo và Nguồn nhân lực
Stt
Tên đề tài
Định hướng
mục tiêu
Sản phẩm dự kiến
Phương thức tuyển chọn
25.
Nghiên cứu đề xuất mô hình, chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc
 1. Xây dựng khung phân tích mô hình phù hợp cho đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc.
2. Khảo sát thực trạng hoạt động của các mô hình đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất các mô hình phù hợp và các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc.
1. Các sản phẩm khoa học chính:
– Luận cứ khoa học và các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn nghề ở vùng Tây Bắc.
– Báo cáo thực trạng nhu cầu và chất lượng nghề (đánh giá theo bộ tiêu chí, tiêu chuẩn nghề đã được xây dựng) ở vùng Tây Bắc.
– Các mô hình đào tạo nghề phù hợp ở vùng Tây Bắc
– Các chính sách đặc thù và giải pháp phù hơp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn
26.
Nghiên cứu các mô hình đào tạo khởi nghiệp và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp vùng Tây Bắc
1. Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn của các mô hình phù hợp cho đào tạo khởi nghiệp và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp vùng Tây Bắc.
2. Xây dựng các mô hình phù hợp cho đào tạo khởi nghiệp và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất các chính sách đặc thù, giải pháp phù hợp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của đào tạo khởi nghiệp, tăng cường năng lực quản trị của doanh nghiệp một cách bền vững ở vùng Tây Bắc.
1. Kết quả khoa học chính
– Luận cứ khoa học và các tiêu chí, tiêu chuẩn của các mô hình phù hợp cho đào tạo khởi nghiệp và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp ở vùng Tây Bắc.
– Báo cáo thực trạng về đào tạo khởi nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp ở vùng Tây Bắc.
– Các mô hình phù hợp cho đào tạo khởi nghiệp và và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp ở vùng Tây Bắc.
– Các chính sách đặc thù, giải pháp phù hợp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đào tạo khởi nghiệp, tăng cường năng lực quản trị của doanh nghiệp một cách bền vững ở vùng Tây Bắc.
2. Các ấn phẩm:
–    05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
3. Đào tạo:
– Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.
Tuyển chọn

Nguồn:http://www.most.gov.vn/Desktop.aspx/Thong_bao/Thong-bao/Ve_viec_tuyen_chon_to_chuc_ca_nhan_chu_tri_thuc_hien_nhiem_vu_khoa_hoc_va_cong_nghe_thuoc_Chuong_trinh_Khoa_hoc_va_cong_nghe_trong_diem_cap_Nha_nuoc_g/

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]