Cho đến nay, rừng nhiệt đới châu Phi mới chỉ là đối tượng khai thác vừa và nhỏ, theo thứ tự từng cây/ ha. Kiểu khai thác chọn này này không thay đổi cấu trúc rừng nếu không lặp lại trong thời gian quá ngắn. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức làm thiệt hại nghiêm trọng đến lâm phần. Điều quan trọng là giới hạn số cây có thể khai thác/ ha đề phòng sự suy thoái về lâu dài của lâm phần. Mặt khác phải dự đoán được số lượng cây dư còn nguyên vẹn sau một đợt khai thác với cường độ cho phép, làm cơ sở tính toán việc tu bổ vốn rừng. Cần xác định các thông số điều chế rừng như: chu kỳ, đường kính khai thác tối thiểu.
Bản ghi chép này ghi lại những sự liên quan giữa những thiệt hại do khai thác và số cây chặt hạ/ ha. Sự liên quan này đã được tính toán theo các số liệu về đất của dự án ECOFAC ở rừng Nơ-gô-tô (Cộng hoà Trung Phi).
Cảnh quan rừng Nơ-gô- tô
Trong giấy phép khai thác, rừng rậm ẩm giàu Méliacees không được khai thác, trừ một phần nhỏ của diện tích. Điều cho phép này là tiền đề của một kế hoạch điều chế rừng, được tiến hành vào năm 1997. Những kết quả dưới đây được rút ra từ một vùng đặc biệt giàu rừng, ở đây người khai thác có thể lấy ra từ 0,4 – 3,3 cây/ ha (95% sapellis). Đường kính trung bình các cây chặt hạ là 118cm. Đường kính tối thiểu được phép khai thác là 80cm, trong khi đó rất ít cây chặt hạ có đường kính dưới 90 cm.
Phương pháp thực hiện:
Dự án ECOFAC đã tiến hành vẽ bản đồ các vị trí chặt hạ và các con đường vận xuất trên 8 khoảnh rừng rộng 25ha và trên 6 khoảnh rừng rộng 12,5ha. Trong dự án, người ta trình bày 14 điểm khác nhau xuất xứ từ một lâm phần đồng nhất về phương diện thành phần thực vật chí.
Kỹ thuật vận xuất, kỹ thuật tỉa thưa cây( cũng như loài) tương tự như nhau.
Kết quả
Bằng một đồ thị đường cong với hai thông số có thể quan sát được số phần trăm diện tích thiệt hại do chặt hạ và vận xuất liên quan đến số cây chặt hạ.
Diện tích ảnh hưởng do khai thác:
S(%)= 100(1 – 1/[ 1 + 0,186N ]0,465 ), với N = số cây chặt hạ/ ha.
Như vậy, số cây khai thác càng nhiều thì phần trăm diện tích biến động càng tăng. Dáng của đường cong đồ thị cho thấy rằng khi số cây chặt hạ/ ha tăng, các lỗ thủng có xu hướng tăng lên và diện tích của một lỗ thủng do cây bị chặt hạ giảm đi theo cường độ khai thác.
Người ta có thể nhận thấy trên thực địa trong một đợt khai thác cường đọ cao đã tạo ra những khoảnh rừng thưa lớn do chặt hạ nhiều cây gần nhau. Theo số liệu thực hiện trên 100 ha, diện tích trung bình các lỗ thủng tăng theo cường độ khai thác.
Kết luận
Biểu đồ này được sử dụng để tính toán thời gian chu kỳ giữa hai đợt khai thác. Kết quả là người điều chế rừng phải ước tính được số cây dư còn nguyên sau một đợt khai thác nhằm tính toán được việc cải tạo vốn rừng. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để xác định những thông số điều chế rừng. Hơn nữa, sự hiểu biết về những thiệt hại do số cây chặt hạ cung cấp một số liệu quan trọng để xác định số cây tối đa có thể khai thác/ ha để đề phòng sự tổn thất về lâu dài của lâm phần.
Mai Thành
(Lược dịch từ ” Bois et Forêts des Tropipues” No 264/ 2000).****************************************
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kỹ thuật trồng Pơ mu tại Sapa - Lào Cai
- Nguồn nhân lực và công tác đào tạo của các thành phần tham gia dự án 5 triệu ha rừng
- Đất làm nương rãy luân canh của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi
- Xác định đặc điểm gỗ tràm bông vàng làm nguyên liệu tạo ván ghép thanh
- Thực trạng các mô hình rừng phòng hộ trên cát di động ở ven biển miền trung