Cao Lâm Anh, Hoàng Liên Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ phát triển không ngừng, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đạt hơn 1.5 tỷ USD đứng hàng thứ 5 trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài thực trạng khan hiếm gỗ, ngành chế biến gỗ và lâm sản còn đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các nguồn nhập khẩu đang tăng lên nhanh chóng do nền kinh tế đã được mở cửa. Trong khuôn khổ hiệp định thuế quan AFTA và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc giảm thuế quan nhập khẩu lâm sản cũng sẽ gây thêm áp lực cạnh tranh trong thời gian tới. Bài viết đã sàng lọc có chọn lọc các vấn đề ưu tiên từ các nguồn dữ liệu và thông tin liên quan để phân tích và đánh giá một cách khái quát thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam.
Từ khoá: Xuất khẩu đồ gỗ; gỗ nguyên liệu; thị trường sản phẩm từ gỗ
Mở đầu
Trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế nhiều thành phần, dưới tác động của cơ chế thị trường, công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ đã có những khởi sắc đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm từ gỗ. Để thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2010 thì ngành công nghiệp và sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều. Gần đây, nhiều chuyên gia phân tích nhận xét: Nếu Việt Nam không sớm tự cải thiện tình hình nguyên liệu từ các nguồn cung trong nước thì chỉ trong vòng 5 năm nữa có thể chúng ta sẽ phải nhập khẩu 100% gỗ nguyên liệu.
Mặt khác, thị trường nguyên liệu gỗ trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp và cần nghiêm túc xem xét đánh giá một cách khách quan để có cái nhìn tổng thể và định hướng cho ngành công nghiệp và sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
Khái quát thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
Khái quát thị trường trong nước và các sản phẩm gỗ xuất khẩu
Nguồn nguyên liệu gỗ và gỗ nhập khẩu
Dự báo về thị trường xuất, nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ DÒNG KEO LAI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ DÒNG KEO LAI CÓ TRIỂN VỌNG
- Kết quả bước đầu về sử dụng chế phẩm Frankia trong trồng rừng phi lao ven biển
- ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê và bạch đàn uro ở Đại Lải-Vinh Phúc
- Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Sơn La
- Nghiên cúu đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn và keo tại việt nam