Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Dương Khuê, Bùi Thị Thủy
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của Việt Nam. Mối (Isoptera) là đối tượng côn trùng hại có thể gây cây con bạch đàn và keo với tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của chúng đối với rừng trồng bạch đàn Uro và keo lai tại các vùng trọng điểm gồm Đông Bắc, Tây Bắc, vùng Trung tâm và Tây Nguyên, với 310 mẫu mối và phân tích định loại được 17 loài mối, thuộc 9 giống và 2 họ mối. Bạch đàn Uro và keo lai dưới 1 tuối có tỷ lệ bị mối gây chết cao hơn so với cây tuổi 2, 3. Theo vùng địa lý, bạch đàn và keo tại Tây Nguyên có tỷ lệ cây bị mối gây hại cao hơn, tiếp đến là vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Từ khóa: Mối, Mối hại bạch đàn, Mối hại keo, mối hại cây trồng
MỞ ĐẦU
Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình gây trồng, bạch đàn và keo bị rất nhiều loài côn trùng gây hại. Mối là đối tượng côn trùng có thể gây chết hàng loạt đối với cây con, thậm chí gây chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh của rừng trồng bạch đàn và keo.
Do mối hết sức đa dạng về thành phần loài, nên tại mỗi vùng địa lý, chủng loại mối gây hại bạch đàn và keo rất khác nhau dẫn đến các đặc điểm gây hại của chúng có nhiều khác biệt. Ở Nam Mỹ, các loài mối gây hại chủ yếu thuộc các giống Syntermes, Procormitermes, Cornitermes và Heterotermes. Loài mối gây hại mạnh nhất là Syntermes nanus, với khả năng gây chết tới 70% cây bạch đàn non tại một số vùng.Ở Australia, hầu hết các diện tích rừng trồng keo phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phòng các loài mối thuốc giống Mastotermes tấn công. Tại khu vực Đông Nam Á, loài mối Coptotermes curvignathus gây hại nặng là bạch đàn, keo, thông và cao su.
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nên thành phần loài mối rất phong phú. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về phòng trừ mối đã thực hiện tập trung chủ yếu vào các đối tượng bị hại là công trình xây dựng và đê đập. Đối với cây trồng, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối gây hại cây rừng trồng và biện pháp phòng trừ.
Nội dung bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu về tình hình mối gây hại rừng trồng bạch đàn và keo tại một số vùng trọng điểm của nước ta.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 năm 2011, trang 1745-1751)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Xây dựng quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu Hồi trong phòng thí nghiệm làm cơ sở cho việc tính toán và thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ
- Đánh giá sinh trưởng Bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T Balake trồng thuần loài tại lâm trường Cao Lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh Lạng Sơn
- Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thông đỏ lá dài tại Lâm Đồng
- Thực trạng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trồng rừng ở Việt Nam
- Đánh giá và nghiên cứu để góp phần sử dụng và phát triển nguồn gen cây thuốc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt